số lượt

số lượt

số lượt

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

hướng dẫn cách sử dụng Card Test Main PT090C

Card test Main là gì?Bao nhiêu loại?Card test main thường có 02 (hoặc 04) LED 7 đoạn để hiển thị các số từ 00 –> FF (hệ thập lục phân). Các LED báo hiệu nguồn điện -5V, +5V, +12V, -12, +3.3V, Reset LED, RUN LED. Giao tiếp với mainboard bằng khe cắm PCI hoặc ISA (các card test main trước đây chỉ có loại ISA, rồi ra loại PCI, và cả 2 loại khe cắm ISA và PCI). Trên card có một chíp xử ard.Trước đây do card test còn rất đắc tiền (~100$ đối với loại có nguồn gốc Âu, Mỹ, ~50$ đối với loại có nguồn gốc Đài Loan, TQ), hiện giờ thì Phong Vũ bán em 2 LED là 4 đô, còn 4 LED là 8 đô, nhưng có thể kiếm các hàng TQ ở khu Nhật Tảo tầm 50k .




Nguyên tắc hoạt động:
Các LED báo nguồn thì khỏi bàn rồi đủ LED là đủ nguồn. Vì một số nguồn hoặc dây nối nguồn hỡ hoặc đứt sẽ cấp nguồn không đủ (loại điện thế) cho main –> main ko hoạt động. Nếu main chạy bình thường thì LED Reset chóp một cái, nếu quá trình POST diễn ra OK thì LED RUN sẽ nháy liên tục.

Nguyên tắc hoạt động thì rất đơn giản. Chủ yếu dựa trên quá trên quá trình POST của BIOS (một số main có tích hợp card này trên main = 02 LED 7 đoạn hoặc 4/8 LED thường).
Khi bật máy lên (đối với loại nguồn AT) hoặc khi nhấn nút “Power” thì trước tiên Main + CPU phải chạy được, kế đó là quá trình POST của BIOS hoạt động, nó kiểm tra Main + CPU + RAM + HDD + FDD… nói chung là kiểm tra từng thành phần kết nối với mainboard.

Quá trình này đang diễn ra thì trên màn hình chưa hiện lên gì cả cho đến khi nghe một tiếng Beep thì màn hình mới hiện lên. Khi đã nghe được một tiếng Beep (dứt khoát rỏ ràng) thi quá trình POST gần như xong.
Nếu để ý ta sẽ thấy POST tiếp tục test RAM, HDD, FDD, CD-ROM.. nhưng thật ra đây chỉ là quá trình báo kết quả hoặc test lại lần nữa thôi.
Nhưng khi màn hình hiện lên thì coi như card test main “không còn giá trị lợi dụng” vì ta có thể nhìn vào màn hình để chuẩn đoán các lỗi để khắc phục.
Vậy ta thấy card test chỉ được sử dụng từ khi bật “power” cho đến khi man hình hiện lên là OK.


Thực sự card Test làm gì?
Trong quá trình POST, nếu như POST kiểm tra một thiết bị nào thì sẽ gởi một mã (HEX) qua một địa chỉ cố định, ví dụ: nếu test CPU thì lần lượt gởi các mã từ C1..C5, test RAM thì gởi mã C6…(các mã này, và địa chỉ mã được gởi đến chỉ có nhà sản xuất chip BIOS mới biết nên không loại trừ trường hợp card test mainboard không thể sử dụng trên một số đời mainboard) và card test mainboard chỉ có nhiệm vụ lấy giá trị này, tại địa chỉ này và hiện số lên để cho Kỷ thuật viên “Debug”.

Nếu card hiện số C6 thì do POST đang test RAM (chỉ là ví dụ vì mỗi đời BIOS mã lỗi, địa chỉ đều khác nhau) rồi đứng hoài chổ này chứng tỏ RAM có vấn đề. Tương tự nếu card báo C1..C5 thì CPU có vấn đề. Những mã hiện lên, tương ứng với lỗi. cái này thì chắc chắn trong sách hướng dẫn có vì bạn lật sách ra thì thấy các bản liệt kê và cũng có lưu ý bảng tra tương ứng chỉ sử dụng cho “dòng” BIOS nào. Nếu như vậy, thì thực sự nếu muốn đầy đủ thì khi test main nào phải có Bảng tra của nhà sản xuất bios tương ứng. Cái này thì bạn có thể Search trên internet để có thêm có thể bằng từ khóa “HEX Code POST” khác với “POST code” thường chỉ cho bạn bảng tra các tiếng beep (chuẩn đoán PC qua tiếng Beep của BIOS).

Vì vậy nếu card test của bạn không “chận” đúng địa chỉ, hoặc là hiện mã lỗi mà bạn không biết mã đó là mã gì thì cũng vô dụng. Các loại card TQ (3$/Card) chỉ chận một địa chỉ cố định –> chắc chắn không thể test được cho mọi loại mainboard. Trường hợp dễ thấy là card không hề hiện gì cả, hoặc hiện lung tung đối với một số loại mainboard.

Nếu là card “xịn” thì sẽ có thêm “addr switch” để định địa chỉ lấy dữ liệu, thích hợp cho việc test nhiều đời main khác nhau và dùng để test các thiết bị phần cứng giao tiếp máy tính qua khe PCI/ISA. Dân lập trình vi xử lý/ giao tiếp máy tính qua khe PCI/ISA thậm chí LPT mà có được card này thì rất OK (dĩ nhiên mua với giá rất đắt 50-100$ tuỳ nhà sản xuất).

Yêu cầu tối thiểu cho card test này:
- Có các LED báo nguồn chính 5V, 12V, 3v3 <– Cái này cũng không quan trọng lắm, vì khi thiếu 1 trong các mức nguồn chính này bộ nguồn lập tức cua ngay. Đa phần tôi nhìn các đèn báo nguồn này để xác định card có tiếp xúc tốt với khe cắm PCI không mà thôi. Cho nên nếu card test không có cũng không sao. Về cơ bản nên có.
- Có LED báo CLK: <– Báo hiệu xung clock đã họat động tốt.
- Có LED RST: <– Đèn này sẽ sáng rồi tắt để báo hiệu đã có xung reset. Xung này rất quang trọng và thường bị mất khi một trong các yếu tố như nguồn cấp hay xung clk… trên main bi mất hoặc thiếu.
- 2 hoặc 4 LED 7 đoạn để báo mã POST: <– Cái này là không thể thiếu và nó chính là chức năng cơ bản nhất của Card test.
Ngòai ra, một số card test lọai mới có thể sẽ không có hoặc có thêm một số đèn báo khác như: Frame/OSC, BIOS/IRDY, RUN
- Do các LED này không thống nhất giữa các nhà sản xuất nên nó sẽ chạy trên một số mainboard và không chạy trên một số mainboard khác. Nên 3 LED này (tên thì đến 5 lọai) thật ra gần như 1, khi main đã chạy thì sẽ sáng hoặc nhấp nháy.
- Đối với các bạn mới tập tành sử dụng thì chỉ nên mua lọai 2 LED 7 đoạn và 8 hoặc 9 LED báo nguồn và chức năng là OK rồi.
Các hạn chế của lọai card test main thường này:
Không hổ trợ cho các dòng main mới chipset từ 9xx trở lên, main ECS, INTEL, GIGABYTE đời mới có thể không nhận luôn hoặc báo mã lung tung và dừng chết ở các mã 26, C0, FF cho dù main có chạy hay không chạy.
Để khắc phục thì phải mua card xịn mắc tiền, để sử dụng rành đi rồi tính tiếp.
Trở lại với phần “Hướng dẫn sử dụng card test main – 2009 Version”
Khi một PC bị không hình không tiếng, dĩ nhiên đối với 1 bạn có kinh nghiệm thì sẽ làm một số thao tác như chùi RAM, chùi card VGA, thay thử CPU… cuối cùng kết luận hư main sau khi đã dùng hết tất cả các phép “lọai trừ”. <– Dạng này rất nhiều, gần như chiếm đa số và có một mẫu số chung là “không biết sử dụng card test main”.
Khi một máy tính không lên hình đến chổ tôi. Việc đầu tiên là tôi cũng cắm thử nguồn và bấm power nghe coi có tiếng gì không???
Nếu có tiếng BEEP thì đơn giản rồi đúng không? Nhiều bạn có kinh nghiệm chỉ cần nghe tiếng BEEP này là có thể xử lý được rồi.
Một trường hợp có tiếng BEEP nhưng có kinh nghiệm đến đâu cũng xử lý không được đó là:
Máy kêu BEEP dài (nghi lỗi RAM), tháo RAM ra thử vẫn BEEP dài, vệ sinh RAM cắm vào lại thì hết BEEP dài nhưng vẫn không lên hình.
Lỗi này có các nguyên do sau:
- Lỗi VGA (nếu VGA onboard thì chết chắc), nếu VGA rời thì có khả năng lỗi card VGA hoặc mất nguồn VGA trên main.
- Lỗi RAM
- Lỗi đường nguồn RAM trên main.
- Lỗi buss RAM
- Lỗi chip Bắc.
Bạn sẽ rất khó khăn khi xác định lỗi này nếu không có “card test main“. Có thể bạn sẽ dùng 1 thanh RAM khác và 1 card màn hình khác để “loại trừ”.
Nếu dùng card test main:
Nếu có tiếng BEEP thì đa phần là main + CPU đã chạy: Lỗi chỉ còn là RAM và VGA mà thôi, lúc này card test main sẽ chạy và hiện số lên rồi.
Nếu quan sát thấy card test main nhảy số: C0, C1… D0, D1… EA… 7F… FF thì 100% main + CPU + RAM đã chạy hoàn hảo vấn đề không lên hình là do lỗi VGA mà thôi. Thử vệ sinh khe cắm AGP, thay thử AGP khác. Nếu VGA On Board thì chia buồn luôn.
Nếu Card Test Main hảy số: C0, C1.. rồi dừng C5, C6 hay D5, D6, EA thì lỗi là do RAM, buss RAM, chip Bắc. Bỏ qua kiến thức về điện tử thì chỉ còn thay thử thanh RAM. Nếu vẫn không được thì lỗi có thể do buss RAM hoặc chip Bắc.
Rỏ ràng trong trường hợp này nếu không có card test main thì rất khó xác định thành phần nào bị lỗi.
Vậy nếu máy không có tiếng BEEP?
Kinh nghiệm đến đâu cũng chỉ dùng lại ở các bước:
- Thay thử nguồn, RAM, CPU hoặc đem từng món sang máy khác mà thử… cuối cùng sau gần 30 phút đến 1 giờ thì kết luận hư main.
Nếu dùng card test main:
Trước tiên, tôi sẽ rút hết các dây cáp tín hiệu và cáp nguồn của tất cả thiết bị. Chỉ chừa lại đúng main + CPU + RAM + Card test Main. Bật máy và quan sát “card test main“.
Bỏ qua trường hợp hư nguồn ATX, và main không kich được nguồn vì 2 trường hợp này 1 là thay nguồn tốt là lọai trừ được ngay.
Bỏ qua luôn trường hợp kích nguồn quạt quay được chút xíu rồi tắt vì lỗi này 100% là do chập nguồn main.
Còn lại là kích nguồn, quạt quay nhưng không beep, không lên hình.
Quan sát Các led trên card test main:
- Các LED báo nguồn 5V, 12V, 3v3 thường là đầy đủ, chỉ thếu khi ta cắm card không tiếp xúc tốt mà thôi. <– Kết luận bộ nguồn ATX đủ.
- LED CLK: phải sáng <– Có xung clock. Mất, bị mất xung CLK. Kết luận main hư.
- LED RST: khi bật máy sẽ sáng rồi tắt là OK. Nếu không sáng luôn hoặc sáng hòai –> Mất xung reset –> Main hư. Nếu nó sáng rồi tắt thì bấm thử nút reset nếu nó tiếp tục sáng rồi tắt thì xung reset đã OK.
Quan sát các LED chức năng xong thì tiếp theo là theo dõi các LED 7 đoạn (LED hiện số):
- Nếu không hiện gì: Main + CPU chưa chạy, hoặc card test đểu không support. CPU tốt thì lỗi main.
- Nếu hiện ngay FF hoặc C0: vẫn như trên: Main + CPU chưa chạy, hoặc card test đểu không support. CPU tốt thì lỗi main.
- Nếu nhảy C0, C1 hoặc D0, D1: Lỗi này cũng do main và CPU chưa chạy, nhưng có thể do nguồn cấp cho CPU không ổn hoặc main không support CPU.
- Nếu card test báo lung tung (tắt mở lại thì báo lỗi khác) đa phần do lỗi BIOS hoặc card test đểu xuất code là Rác không có ý nghĩa gì.
- Nếu card test báo 26: đa phần là do card test đểu nên hiện lỗi sai. Thường gặp ở main INTEL và GIGABYTE.
- Card test báo 05, D6, C5 (tùy lọai BIOS) thì lỗi là do chính BIOS.
- Card test báo 7F: main đã chạy, đã lên hình, màn hình đang dừng tại thông báo bấm F1 để tiếp tục. Nếu cắm bàn phím rồi, nhấn phím F1 thì card test sẽ nhảy tiếp và báo FF là coi như main OK. Nếu vẫn chưa lên hình thì lỗi là do VGA mà thôi.

nguồn : http://forum.bkav.com.vn/showthread.php?7072-huong-dan-cach-su-dung-Card-Test-Main-PT090C

VISA LÀM VIỆC DÀI HẠN TẠI MỸ


VISA LÀM VIỆC DÀI HẠN TẠI MỸ : VISA L-1(a)
VISA LÀM VIỆC DÀI HẠN  : VISA L-1(a)

VISA ĐỊNH CƯ THÔNG QUA NGHỀ NGHIỆP : VISA EB-1(c)



Visa L-1(a)

1. Visa dành cho:
  • Doanh nhân, nhà quản lý ở Việt Nam sang Mỹ điều hành công ty/chi nhánh ở Mỹ.
  • Visa được cấp cho nhà quản lý và các thành viên trong gia đình (con dưới 21 tuổi).
  • Visa được cấp tối đa lên đến 7 năm.
2. Điều kiện áp dụng cho công ty:
  1. Doanh nghiệp ở VN hoạt động tối thiểu 1 năm.
  2. Doanh nghiệp ở Mỹ có thể mới hoặc đã hoạt động.
  3. Doanh nghiệp ở Mỹ có thể là chi nhánh, công ty con hoặc cổ phần với công ty khác.
  4. Doanh nghiệp ở VN phải chiếm hơn 51% cổ phần và kiểm soát chính doanh nghiệp ở Mỹ.
  5. Phải có trụ sở hoạt động.
  6. Chứng minh có đủ khả năng để thuyên chuyển nhân viên sang Mỹ.
  7. Tính chất của doanh nghiệp ở Mỹ và Việt Nam (chức năng kinh doanh) không cần phải giống nhau.
  8. Công ty ở Mỹ phải là:
- Công ty con của công ty Việt Nam (subsidiary)
- Công ty có đồng người sở hữu với công ty ở Việt Nam (affiliate)
- Chi nhánh (branch)
3. Điều kiện đối với nhà quản lý được chuyển sang Mỹ:
- Đã làm việc cho công ty ở VN tối thiểu 1 năm trong 3 năm gần nhất
- Người được chuyển sang Mỹ là nhà quản lý/nhà điều hành doanh nghiệp
- Lương được công ty ở VN hoặc công ty ở Mỹ chi trả.
4. Nộp hồ sơ & Visa:
  • Visa 7 năm đối với nhà quản lý và 5 năm cho người có chuyên môn đặc biệt
  • Visa được cấp lần đầu dài hay ngắn hạn tùy thuộc vào doanh nghiệp ở Mỹ là doanh nghiệp mới hay doanh nghiệp đã hoạt động
  • Nếu là doanh nghiệp mới, visa được cấp lần đầu là 1 năm và được gia hạn 2 năm 1 lần
  • Vợ/chồng được cấp visa L-2. Vợ/chồng có thể đi làm việc sau khi xin EAD(Employment Authorization Documents). Con đi theo phải dưới 21 tuổi
  • Nếu doanh nghiệp ở Mỹ đã hoạt động, visa lần đầu cấp 3 năm và gia hạn 2 năm 1 lần.
  • Visa tối đa 7 năm
  • Thời gian không ở Mỹ không tính vào thời gian Visa. Ví dụ: Visa được cấp tối đa là 7 năm, đến đến năm 2016. Nhà quản lý ở Mỹ 6 tháng mỗi năm. Điều này có nghĩa là nhà quản lý có thể ở Mỹ đến năm 2023.
5. Lợi ích của visa L-1
  • Visa được cấp dài hạn cho cả gia đình
  • Doanh nhân được làm việc và đầu tư ở Mỹ
  • Vợ/chồng có thể đi làm việc (sau khi có giấy phép làm việc)
  • Con cái dưới 21 tuổi được du học ở Mỹ và được áp dụng mức phí học như công dân Mỹ (trường công)
  • Được hưởng một số phúc lợi khác, tùy theo bang.
  • Có cơ hội định cư chính thức theo visa EB-1C
  • Có thể đi và về lại VN bất cứ lúc nào
Có thể dùng visa L-1 để:
  • Mở rộng công việc kinh doanh của công ty ở Mỹ
  • Mua lại công ty/tiệm/cửa hàng ở Mỹ để nhanh chóng đủ điều kiện định cư theo visa EB-1C
  • Thích hợp cho những ai chưa có công ty/văn phòng ở Mỹ





Visa EB-1(c)


1. Định cư thông qua nghề nghiệp “Quản lý đa quốc gia” – EB-1C
  • Giống như visa L1 nhưng là visa định cư thường trú nhân.
  • Doanh nghiệp ở Mỹ là chi nhánh, công ty con, công ty có đồng sở hữu với công ty ở Việt Nam.
  • Công ty ở Việt Nam chiếm phần lớn cổ phần và quản lý chính doanh nghiệp ở Mỹ.
  • Doanh nghiệp ở Việt Nam và Mỹ vẫn còn hoạt động liên tục.
  • Công ty ở Mỹ đã hoạt động được một năm.
  • Người nộp đơn xin visa định cư EB-1C là người đã là nhà quản lý cấp cao của công ty ở Việt Nam được 1 năm.
  • Lương được chi trả bởi công ty ở Mỹ.
  • Công ty ở Mỹ chứng minh có khả năng hỗ trợ người được thuyên chuyển sang Mỹ để điều hành doanh nghiệp.
  • Hồ sơ nộp xin EB-1C đứng tên công ty ở Mỹ.
2. Lợi ích của visa EB-1C
  • Là visa định cư cho cả gia đình (green card)
  • Hưởng đủ quyền lợi của một công dân Mỹ
  • Không có điều kiện đi kèm sau khi có visa
3. Lời khuyên:
  • Nếu đã có doanh nghiệp ở Việt Nam hơn 1 năm, có thể mua một doanh nghiệp/cửa hàng có sẵn ở Mỹ hoặc góp vốn vào một công ty ở Mỹ mà đã hoạt động hơn 1 năm => đủ điều kiện xin visa EB-1C cho cả gia đình.
  • Công ty chúng tôi có dịch vụ nghiên cứu và tìm những công ty/cửa hàng có sẵn ở Mỹ cho khách hàng. Vui lòng liên hệ công ty để biết thêm chi tiết.
4. Thời gian xét duyệt
  • Visa L1: tùy thuộc vào thời điểm nộp và nơi nộp hồ sơ
  • Nộp hồ sơ cho Bộ Di Trú ở Mỹ: 2-3 tháng. Giai đoạn này có thể rút ngắn còn 15 ngày nếu đóng thêm $1000 USD để ưu tiên thụ lý.
  • Hồ sơ được duyệt chuyển về Việt Nam cấp visa (2-3 tháng)
Visa EB-1(c): tùy thuộc vào thời điểm nộp và nơi nộp hồ sơ.
  • Trung bình 4-6 tháng
 nguồn : http://www.vinam.vn/index.php?m=services&id=324

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Bảng tổng hợp phần mềm CAD/CAM trên thế giới


Bảng tổng hợp phần mềm CAD/CAM trên thế giới

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều phần mềm CAD/CAM được sử dụng, bảng tổng hợp khái quá một số phần mềm mà thế giới sử dụng phổ biến. Có lẽ là phần mềm Pro/E (Creo ) ở Việt nam là được sử dụng phổ biến nhất

Tên phần mềm
Hãng sản xuất
Xuất xứ
Kernel
Lĩnh vực sử dụng
Nakashima Systems 
 Nhật
Chuyển đổi bản vẽ PDF sang bản vẽ CAD
 Nhật
 - 
Modul để thiết kế khuôn  và đã được kết hợp với Soidworks
E-Drawing

 - 
 Dùng để đọc các file của SolidWorks/AutoCAD/NX
Phần mềm Cad sơ cấp 
Hãng sản xuất
 Xuất xứ
Kernel
Lĩnh vực sử dụng
PTC 
Mỹ
 -
Kỹ thuật cơ khí
 Mỹ
ACIS 
Dùng để xem các file 3D 
 Mỹ
 ACIS
Kỹ thuật kiến trúc
 Mỹ
ACIS/Para
Kỹ thuật cơ khí
IMSI 

ACIS  
Kỹ thuật đường ống 
Phần mềm Cad trung cấp 
Hãng sản xuất
 Xuất xứ
Kernel
 Ghi chú
Mỹ
ACIS
Kỹ thuật cơ khí
Design Creation
Nhật
ACIS
Tương tự như Autocad nhưng dành riêng cho thị trường nước Nhật
Toyota Caelum
Nhật
para/ACIS
Thiết kế/gia công khuôn dập dành riêng cho Toyota
Fuji Corp
Nhật
Parasolid
Kỹ thuật cơ khí chỉ dành cho thị trường Nhật
Nhật/Mỹ
ACIS
Kỹ thuật cơ khí chỉ dành cho thị trường Nhật
Đức
Parasolid
Kỹ thuật cơ khí
Fuji Corp
Nhật
Parasolid
Kỹ thuật cơ khí chỉ dành cho thị trường Nhật
Pháp/Mỹ
-
Kỹ thuật cơ khí, gỗ…
Mỹ
-     
Kỹ thuật cơ khí
Pháp
Parasolid
Kỹ thuật cơ khí
Toyota Caelum
Nhật

Kỹ thuật cơ khí dành riêng cho Toyota
Phần mềm Cad cao cấp 
Hãng sản xuất
Xuất xứ
Xuất xứ
参考 
Japan Unisever
Nhật
UNIX
Kỹ thuật cơ khí chỉ dành cho thị trường Nhật
Mỹ
UNIX 
Ứng dụng thiết kế dành cho các loại tàu biển
Pháp
UNIX
All
Đức
UNIX
Kỹ thuật cơ khí, ở Nhật Nissan dùng nhiều nhưng kể từ 2003 đã chuyển sang NX
Đức
Parasolid
All
Mỹ
UNIX
Kỹ thuật cơ khí, Việt Nam dùng nhiều nhất mặc dù hãng này không có văn phòng đại diện tại Việt Nam
 三次元CAM
 開発会社 
カーネル 
 参考
ACE SYSTEM
 Nhật
Parasolid
Phần mềm thao tác đơn giản 
Nhật
 Parasolid
Phần mềm chuyên gia công 2.5 trục
Toyota Caelum
 Nhật
UNIX /ACIS・Para
Thiết kế, tạo khuôn, gia công khuôn dành riêng cho Toyota
Toyota Caelum
Nhật
UNIX /ACIS・Para
Thiết kế, tạo khuôn, gia công khuôn dành riêng cho Toyota
Israel
ACIS
Phần mềm Gia công  
Japan Unisever
Nhật
UNIX
 Anh
 Parasolid
ACE SYSTEM
 Nhật
Parasolid
Mỹ
Parasolid
Mỹ
Parasolid
Pháp
Parasolid
Mỹ
Parasolid
Anh
UNIX
Anh
 Parasolid

Nhật
UNIX (catia)
Modul gia công của hãng HITACHI
Mỹ
Parasolid
 
Đức
UNIX

Pháp
Parasolid

ABC SYSTEMS
Mỹ
UNIX

C&GSYSTEMS
Nhật
UNIX