số lượt

số lượt

số lượt

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

kỹ thuật luyện nói tiếng anh

Hôm nay mình sẽ trình bày một kỹ thuật luyện nói mà mình thấy rất hiệu quả:
-Trước hết bạn phải tập nói từng câu đã
-Sau đó bạn nói theo chủ đề
Trước hết mình trình bày kỹ thuật luyện nói từng câu:
Ví dụ: I am going to SG at the weeken
Đầu tiên bạn nghe băng người ta nói câu đấy.
Bạn tách câu đấy ra từng phần để nói : 
-At the weeken
-Going to SG
-I am
Khi nói trôi chảy từng phần thì sau đó bạn ghép lại: 
-I am going to 
-SG at the weeken
Sau đó nói hoàn chỉnh câu đó(bạn cứ làm đi sẽ thấy rất hiệu quả)
Để nói hay bạn phải:
- nói có trọng âm, luyến ấm
- Viết được thì nói sẽ tốt hơn
Hôm sau mình sẽ trình bày nói cả một đoạn văn(nếu bạn thấy bài viết của mình có ích)

điều khó nhất khi học tiếng anh là bạn phải....


  • Hi Everyone! Cái điều khó nhất khi học tiếng anh là không phải phương pháp, cũng không phải kỹ thuật này,mà là sự kiên trì của bạn-nếu bạn học tiếng anh liên tục trong khoảng một năm liền thì mình tin rằng bạn sẽ làm chủ được nó. Cũng chính vì điều này mà nhiều người đã vội bỏ cuộc.
    Cách học từ vựng, cũng như kỹ năng nghe và nói đó là nghe.bạn phải nghe thật nhiều-thật nhiều vào, mới đầu thì không hiểu nhưng dần dần nhưng âm thanh đó cũng sẽ quen với tai bạn-khi nghe bạn sẽ biết cách phát âm, biết cách nói nhấn giọng...Điều quan trọng là bạn có đủ kiên nhẫn để nghe hay không? Nếu bạn tự nói với bản thân mình rằng tôi sẽ đủ kiên nhẫn-thì hãy làm điều đó đi. Còn bạn ngần ngại và khi đi đc một đoạn rồi bỏ cuộc thì bạn hãy đừng làm để khỏi phí thời gian.
    Làm sao để giao tiếp tốt và nói như người anh người mỹ nói thì bạn hãy xem phim-nghe và thuộc các lời hội thoại của phim thì mĩnh sẽ tin chắc rằng nếu bạn chỉ cần nghe và học thuộc các lời hội thoại trong phim thì giao tiếp không là vấn đề gì cả.
    Bạn cũng hãy xem tin tức bằng tiếng anh như kênh CNN...
    Chắc bạn cũng biết anh TRần Quốc Khánh-BTV đài FBNC nói tiếng anh hơi bị siêu. Nếu bạn không tin hãy search trên youtobe với từ khóa "tôi và việt nàmbnc"hay vào đường linh nàyhttp://www.youtube.com/watch?v=2fIbz9xFFEw&feature=related thì sẽ biết anh ấy phỏng vấn mấy CEO nước ngoài.
    Nhưng kinh nghiệm đó mình cũng hỏi từ anh ấy-và mình cũng đang kiên trì làm những điều như anh ấy đã từng làm-Hãy học từ những người thành công đó là con đường ngắn nhất để đi đến đích-không có con đường nào khác nếu bạn muốn nghe nói tốt tiếng anh đó là nghe-nghe thật nhiều-xem phim, tin tức.

    5 câu hỏi để bắt đầu cuộc hội thoại


    Bạn đã biết cách bắt đầu một cuộc hội thoại với người nước ngoài một cách tự nhiên nhất chưa?Xin giới thiệu 5 loại câu hỏi phổ biến nhất để bạn có thể bắt đầu bất cứ một cuộc nói chuyện bằng tiếng Anh nào. Đây là những câu hỏi quen thuộc nhất sẽ giúp các bạn có được những thông tin cơ bản về một ai đó trong lần đầu nói chuyện:- What is your name? (Tên bạn là gì?)- Where are you from? (Bạn từ đâu đến?)- Where do you live? (Bạn sống ở đâu?)- What do you do? (Bạn làm nghề gì?)- What do you like doing in your free time?/ What are your hobbies? (Bạn thích làm gì vào thời gian rảnh rỗi/ sở thích của bạn là gì?)Chúng ta hãy đi vào chi tiết từng loại câu hỏi để có thể kéo dài thêm cuộc hội thoại nhé.
    1.“What is your name?” (Tên bạn là gì?)Khi có được câu trả lời về tên tuổi của người đang nói chuyện với bạn bạn có thể hỏi thêm những chi tiết nhỏ như:- That’s an interesting name. Is it Chinese / French / Indian, etc.?(Tên của bạn thật thú vị. Đây là tên theo tiếng Trung/ Pháp/ Ấn Độ….vậy?)- Who gives you that name? Your father or mother, so on?(Ai đặt tên cho bạn vậy? Bố bạn hay là mẹ?)- Does this name have any special meaning?(Tên này còn có ý nghĩa đặc biệt nào không?)- It’s a pleasure to meet you. Where are you from?(Rất vui khi quen biết bạn. Bạn đến từ đâu vây?)
    2. “Where are you from?” (Bạn từ đâu đến?)- Where is XYZ? (XYZ là ở đâu vậy?)What is XYZ like? (XYZ trông như thế nào?)– How long have you lived there? (Bạn sống ở đó bao lâu rồi?)– Do you like living here? (Bạn có thích sống ở đó không?)3. “Where do you live?”(Bây giờ bạn sống ở đâu?)- Do you live in an apartment or house? (Bạn sống ở nàh riêng hay là chung cư?)- Do you like that neighborhood? (Bạn có thích môi trường xung quanh ở đó không?)- Do you live with your family? (Bạn có sống với gia đình bạn không?)- How many people live there? (Có bao nhiêu người sống với bạn?)4. “What do you do?” (Bạn làm nghề gì?)Do you graduate from the school? (Bạn đã ra trường chưa?)* Nếu câu trả lời là No thì các bạn có thể hỏi tiếp- What school are you learning? (Bạn đang học ở trường nào?)- What is your major? (Chuyên ngành chính của bạn là gì?)* Nếu câu trả lời là Yes bạn có thể tiếp tuc- Which company do you work for? (Bạn đang làm việc cho công ty nào?)- How long have you had that job? (Bạn làm công việc đó được bao lâu rồi?)- Do you like your job? (Bạn có thích công việc đó không?)– What’s the best / worst thing about your job? (Điều tuyệt vời nhất/ tồi tệ nhất của công việc đó là gì?)What do you like best / least about your job? (Điều gì làm bạn thích nhất/ không thích nhất trong công việc của bạn?)5. Hobbies / Free Time (Sở thích và thời gian rảnh rỗi)Khi hỏi về sở thích của ai đó những câu hỏi thường thấy là:- What do you like doing in your free time? (Bạn thích làm gì vào thời gian rảnh rỗi?)- Can you play tennis / golf / soccer / etc.? (Bạn có thể chơi tennis/ golf/ bóng đá…không?)+ How long have you played tennis /golf /soccer /etc.? (Bạn chơi tennis/ golf/ bóng đá được bao lâu rồi?)+ Who do you play tennis /golf /soccer /etc. with? (Bạn chơi tennis/ golf/ bóng đá với ai vậy?)- What kind of films / food do you enjoy? (Bạn thích loại phim/ loại thức ăn nào?)+ Where do you often go to watch movies? (Bạn thường đi xem phim ở đâu?)+ How often do you watch films / eat out? (Bạn có thường xuyên đi xem phim hay đi ăn ngoài không?)+ Who do you often go with? (Bạn thường đi với ai?)Với việc ghi nhớ những câu hỏi đơn giản như vậy bạn cũng có thể duy trì cuộc nói chuyện của mình trong một khoản thời gian dài mà bạn không phải lo lắng gì nữa.Hãy luyện tập thật nhiều để có thể làm chủ tiếng Anh nhanh nhất có thể nhé. Chúc các bạn thành công!

    Khuyến khích mọi người ghi video nói tiếng anh

    Chào các bác! hầu hết mọi người ai cũng muốn nói tiếng anh, học tiếng anh mãi mà vẫn chưa nói được đó là vì các bác chưa luyện nói.Vậy tại sao lại không quay video mình luyện nói tiếng anh để upload lên cho mọi người nhận xét? Các bác có thể nói những chủ đề mà mình thích_về chuyên môn bằng tiếng anh_vì đây là trong quá trình chúng ta đang luyện nói nên vấn đề đúng hay sai gì chưa quan trọng!

    Sáu điều tối kỵ khi viết hồ sơ tìm việc



    Trong biển người tìm việc hiện nay, rõ ràng để được nhà tuyển dụng chú ý, bạn cần tạo được một hồ sơ tìm việc thật hoàn hảo. Thế nhưng, bạn thường chỉ chú trọng đến một số yếu tố chính mà quên đi những “sát thủ” thầm lặng khiến hồ sơ của bạn bị rơi vào quên lãng. Để hồ sơ của bạn “ăn điểm” so với các ứng viên khác, bạn cần tránh 6 điều tối kỵ sau khi viết hồ sơ tìm việc.
    Lỗi 1: Viết mục tiêu nghề nghiệp không ấn tượng
    Mục tiêu nghề nghiệp xuất hiện ở phần đầu của hồ sơ tìm việc, là mục đầu tiên thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Mục tiêu nghề nghiệp mang nặng sứ mệnh tiếp thị và giới thiệu bạn thật ấn tượng đến nhà tuyển dụng. Đó không chỉ là mục tiêu nghề nghiệp của bạn mà còn là điều mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Vì vậy, bạn nên nghiên cứu thật kỹ bản Mô tả công việc để biết nhà tuyển dụng cần gì và viết mục tiêu nghề nghiệp phù hợp nhất. Ví dụ:
    Mục tiêu nghề nghiệp: Một vị trí cấp cao trong lĩnh vực quản lý nhân sự mang đến nhiều cơ hội và thách thức, cho phép tôi phát huy tối đa kiến thức và kinh nghiệm của mình trong ngành tư vấn và tuyển dụng nhân sự.

    Lỗi 2: Sai ngữ pháp và mắc lỗi chính tả
    Hồ sơ tìm việc giúp bạn tạo ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng. Chỉ cần một lỗi đánh máy cũng có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn là người bất cẩn. Vì vậy, không chỉ kiểm tra bằng chế độ “spelling and grammar” của MS Word, bạn nên nhờ người quen đọc lại hồ sơ để chắc rằng bạn không mắc bất kỳ lỗi chính tả hay ngữ pháp nào.

    Lỗi 3: Sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất
    Trong hồ sơ tìm việc, bạn đừng sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “Tôi”. Thay vì viết “Tôi theo dõi, giám sát và thực hiện công việc thư ký hành chính”, bạn hãy viết là “Theo dõi, giám sát và thực hiện công việc thư ký hành chính.” Bạn chỉ sử dụng đại từ nhân xưng trong phần “Mục tiêu nghề nghiệp” và Thư tìm việc mà thôi.

    Lỗi 4: Không sử dụng động từ
    Bạn nên tránh những cụm từ như “Chịu trách nhiệm làm hợp đồng…” Bạn cần sử dụng động từ để mô tả bạn đã hoàn thành công việc như thế nào. Vì thế, bạn hãy viết “Theo dõi, quản lý và sắp xếp các hợp đồng, văn bản và tất cả hồ sơ liên quan đến quy định pháp luật...”

    Lỗi 5: Chú trọng mô tả trách nhiệm công việc mà bỏ qua thành tích đạt được
    Người tìm việc thường mô tả quá chi tiết các công việc đã làm. Thế nhưng, nhà tuyển dụng còn muốn biết bạn đã đạt được thành tích gì trong công việc trước đây. Vì vậy, hãy tránh trình bày trách nhiệm công việc theo kiểu chung chung như “Cập nhật thông tin của các phòng ban”. Bạn cần trình bày thành tích đã đạt được để hồ sơ của bạn nghe thuyết phục và nêu bật được khả năng của bạn: “Theo dõi, quản lý và sắp xếp các thông tin lưu trữ cách đây 10 năm một cách hệ thống, giúp các phòng ban tham khảo nhanh chóng và dễ dàng.”

    Lỗi 6: Cung cấp thông tin liên lạc không chính xác
    Hồ sơ của bạn tạo ấn tượng rất tốt và nhà tuyển dụng quyết định mời bạn dự phỏng vấn. Tuy nhiên, thông tin liên lạc của bạn lại không đúng. Hoặc bạn lại đề một địa chỉ email nghe không nghiêm túc chút nào nhưbupbe264@email.com. Tất cả những lỗi không đáng này sẽ lấy đi cơ hội có được việc làm mơ ước của bạn. Vì vậy, bạn cần nêu thông tin liên lạc thật chính xác và rõ ràng để nhà tuyển dụng có thể liên lạc dễ dàng với bạn.

    BẢN TIN VIETNAMWORKS

    Bạn sẽ làm gì khi không được thăng chức?

    (Dân trí) - Bạn nghĩ rằng mình xứng đáng được thăng chức nhưng lại bị sếp ngó lơ? Đừng vội tỏ ra khó chịu hay tức giận bởi cách bạn phản ứng sẽ ảnh hưởng tới con đường sự nghiệp của bạn sau này. Sau đây là một số gợi ý để bạn cân nhắc.

    Tất nhiên khi rơi vào tình huống này ít ai có thể cảm thấy thoải mái. Việc những nỗ lực của bản thân không được ghi nhận đúng mức dễ khiến người ta cảm thấy hụt hẫng, chán nản. Nhưng hay cố gắng kìm nén những cảm xúc tiêu cực ấy. 

    Bạn sẽ làm gì khi không được thăng chức?

    Ứng xử khéo léo là cách giúp tăng cơ hội thăng tiến
    Bạn cho rằng mình xứng đáng được cất nhắc và thấy tức giận vì bị ngó lơ? Hãy giữ điều đó ở trong lòng cho đến khi bạn tìm hiểu vấn đề rõ ngọn ngành. Rất có thể người kia có trình độ cao hơn bạn hoặc có thể sếp lại đang nhắm bạn cho một vị trí khác trong tương lai.


    Bởi vậy dù cảm xúc của bạn có là gì, hãy cố tỏ ra điềm tĩnh và trung hòa trong cách phản ứng. Việc nổi đóa cũng không giúp bạn có vị trí tốt hơn. Vậy nên thay vì làm vậy hãy tìm cách trấn tĩnh và cân nhắc các bước đi tiếp theo.


    Trước hết bạn cần tìm ra sự thật. Nếu có thể nói chuyện một cách cởi mở với sếp vì sao bạn không được cất nhắc, bạn có thể sẽ nhận ra một số điểm yếu cần cải thiện thêm. Có lẽ vẫn chưa thực sự đủ khả năng ở một mặt nào đó mà vị trí mới đòi hỏi.


    Trong trường hợp đó hãy hoàn thiện các kỹ năng để lần tới sếp không còn lí do gì để ngó lơ bạn. Thay vì tỏ ra bực bội, chán nản, hãy xem việc không được đề bạt như một kinh nghiệm để nâng cao trình độ bản thân.


    Sau khi đã hiểu rõ sự thật, hãy tự đặt ra cho mình những đích ngắm cần đạt được. Với những thông tin có được về kỹ năng chuyên môn cần hoàn thiện, hãy lên một kế hoạch để phát triển khả năng bản thân cùng các bước đi cần thiết để giúp bạn tiến thân. Một mặt bạn có những mục tiêu cho riêng mình, mặt khác bạn cũng có thể đề nghị sếp đưa ra những mục tiêu cụ thể bạn cần đạt được để được tái cất nhắc.


    Nên nhớ, các mục tiêu ấy cần phải rõ ràng, càng cụ thể càng tốt. Đôi khi sếp cũng khá mù mờ trong tiêu chí họ mong đợi ở nhân viên, điều này sẽ khiến bạn lúng túng, bối rối. Vậy nên tốt nhất hãy liệt kê một loạt mục tiêu và cùng thống nhất với sếp về những mục tiêu đó.


    Một số gợi ý để bạn tăng cơ hội được thăng chức trong lần tới

    • Nếu bạn đã biết những kỹ năng cần phải có để được bổ nhiệm vào vị trí đó, hãy cố gắng học hỏi những kỹ năng ấy. Bạn có thể tham gia các khóa học, các chương trình tập huấn hay tham gia các dự án giúp mở rộng kiến thức.
    • Đừng tỏ ra căng thẳng với sếp. Việc sếp không đề bạt bạn không có nghĩa là họ không đánh giá cao chuyên môn của bạn. Hãy duy trì mối quan hệ và cả những cuộc đối thoại cởi mở.
    • Hãy nói chuyện với những người từng đảm nhiệm vị trí bạn mong muốn để có được lời khuyên về việc bạn nên làm gì để phù hợp hơn với yêu cầu công việc
    • Hãy mở rộng giao tiếp với mọi người. Quen biết càng nhiều bạn càng có cơ hội nhận được những lời khuyên hữu ích.


    Khi nào bạn nên ra đi?

    Đôi khi một người không được thăng chức không phải bởi họ thiếu trình độ hay không đáp ứng được các tiêu chí mà đơn giản do cấp trên không muốn trao cho họ cơ hội. Nếu bạn rơi vào trường hợp này có thể ra đi là một lựa chọn phù hợp. Là người làm công, bạn muốn được ghi nhận cho những nỗ lực và nếu sau vài năm và nhiều cuộc đối thoại mà tình hình vẫn không cải thiện bạn nên tìm một bến đỗ mới.


    Hoặc nếu bạn không thể tìm ra bất kỳ hy vọng nào trong việc được thăng chức ngay cả khi đã nâng cao trình độ, hoàn thiện các kỹ năng, thì việc tìm một vị trí mới ở nơi khác cũng đáng được cân nhắc. Ngoài ra cũng cần phải thành thực với chính bản thân mình. Có thể bạn chưa được đề bạt vì bạn không thực sự xuất sắc như bạn nghĩ hoặc không phù hợp với công việc đó. Điều đó có nghĩa là bạn nên thử một công việc khác. 

    Video hướng dẫn tự học Autocad cơ bản - Trực quan và hiệu quả cho người mới bắt đầu



    USB Flash Security - Phần mềm đặt mật khẩu bảo vệ dữ liệu USB




    Các lênh tắt trong autocad 2007