số lượt

số lượt

số lượt

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Vượt qua 'cái tát của cuộc đời' ( cho những bạn trẻ khi vừa ra trường )

  http://mywork.vn/tin-tuc/view/vuot-qua-cai-tat-cua-cuoc-doi_22883.html
Nhiều bạn trẻ khi vừa ra trường, nghĩ về cuộc sống - môi trường làm việc với bao nhiêu mộng ước: làm việc đúng chuyên môn, được trân trọng, vào công ty gặp những nụ cười tươi... Nhưng cuộc đời không tươi hồng như thế.
Vượt qua cái tát của cuộc đời
Sau nhiều năm làm công tác quản lý, ông Nguyễn Văn Khoa - tổng giám đốc Công ty Viễn thông FPT - ví von sinh viên ra trường hay gặp “cái tát của cuộc đời” mà nếu không vượt qua được, các bạn sẽ bị nhấn chìm.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Khoa nói:
- Xin nói ngay đó không phải là cái tát vật lý vào mặt. Mình gọi là cái tát, dùng từ tượng hình để các bạn dễ hiểu. Ra trường, ngày đầu tiên đi làm có thể sẽ không là màu hồng như các bạn nghĩ. Sẽ có những vất vả, thử thách và cả những điều các bạn nghĩ không bao giờ xảy ra, lại xảy ra trong những ngày đầu tiên.
* Cụ thể những điều không ngờ ấy là gì, thưa ông?
- Đó là có những trường hợp các bạn nghĩ sẽ làm việc trong phòng máy lạnh, ngồi máy tính. Nhưng các bạn không hình dung phải đi xe máy 50km/ngày để tìm hiểu thị trường, khách hàng. Cũng có bạn nghĩ vào môi trường làm việc sẽ mặc comlê, tiếp xúc toàn khách nước ngoài... nhưng chưa bao giờ nghĩ đến tình huống khách hàng nóng tính, giận dữ vì dịch vụ không ổn định.
Cũng có trường hợp các bạn không được làm ngay mà phải đọc sách, tiếp cận tài nguyên mới và không hình dung tại sao mình phải đọc những cuốn sách dày cộm như thế. Rồi ước mơ ra trường làm việc này nhưng bị phân công việc khác... Những lý do ấy khiến nhiều bạn sốc, rời bỏ công việc.
* Nhưng không lẽ môi trường làm việc khắc nghiệt đến thế với sinh viên mới ra trường sao?
- Đúng vậy. Thông thường một số công ty cho nhân viên mới vào làm việc ngay theo kiểu dùng công việc để đào tạo. Cũng có những nơi các bạn sẽ phải rót trà, làm những việc lặt vặt, bị sai vặt một thời gian mới được làm.
Tôi quan sát thấy nhiều bạn rơi vào trạng thái hình dung công việc khác hoàn toàn với thực tế. Đó là chưa kể sau khi được tuyển dụng, các bạn vẫn phải phát huy hết năng lực, sáng tạo chứ không phải an phận thế là xong.
* Trực tiếp tuyển dụng sinh viên, ông thấy các bạn có những vấn đề gì cần cải thiện?
- Các bạn thiếu tự tin, chưa lựa chọn được cho mình hướng đi. Các bạn cũng đa mục tiêu, cái gì cũng thích một chút, cái gì cũng muốn thử một chút, cái gì cũng muốn làm một chút. Chỉ có những tổ chức nào đáp ứng được, cho các bạn thử như thế mới giữ chân các bạn.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện nay chỉ thuần túy tuyển nhân viên vào làm ngay việc họ mong muốn. Họ chưa bỏ công sức ra tìm hiểu xem nhân viên của mình mạnh nhất ở điểm gì để sắp xếp vào vị trí phù hợp. Đó cũng là điều khó khăn cho các bạn.
* Ông nhắn nhủ gì với sinh viên mới ra trường?
- Bạn có quyền ước mơ nhưng đừng để nó chi phối đến công việc. Hãy chi tiết, rõ ràng kế hoạch của mình, những gì mình thích, mình cần và nói những điều ấy với nhà tuyển dụng. Ngoài ra, các bạn hãy chịu khó, hết sức chịu khó và kiên trì. Cuối cùng, nếu mình có cơ hội được chọn thì hãy sử dụng tốt cơ hội ấy, đừng đánh mất cơ hội chỉ vì chủ quan và nhận định sai.
* Xin cảm ơn ông!

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Triết lý sống để đời của những tỷ phú giàu nhất thế giới


"Nguyên tắc đầu tiên: đừng bao giờ đánh mất tiền. Nguyên tắc thứ hai: đừng bao giờ quên nguyên tắc đầu tiên".

triệu phú, triết lý, làm giàu

Warren Buffet, nhà đầu tư, CEO Berkshire Hathaway, về tiền: "Nguyên tắc đầu tiên: đừng bao giờ đánh mất tiền. Nguyên tắc thứ hai: đừng bao giờ quên nguyên tắc đầu tiên".

triệu phú, triết lý, làm giàu
2. Steve Jobs, CEO - đồng sáng lập Apple, về động lực: "Hãy luôn khát khao, hãy luôn khờ dại".

triệu phú, triết lý, làm giàu

3. Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, về tình bạn: "Hãy tử tế với những gã nghiện máy tính, biết đâu sau này bạn sẽ làm việc cho ai đó trong số họ".
triệu phú, triết lý, làm giàu
4. Henry Ford, nhà sáng lập Ford Motor Company, về tiết kiệm: "Tôi nghĩ hầu hết những lời khuyên tiết kiệm cho giới trẻ là sai lầm. Tôi chẳng bao giờ tiết kiệm xu nào cho đến khi 40 tuổi. Thay vào đó, tôi đầu tư cho chính mình, học hành, làm chủ các kỹ năng và chuẩn bị. Những người bỏ vài đô la vào ngân hàng mỗi tuần sẽ làm tốt hơn nhiều nếu bỏ nó vào chính họ".

triệu phú, triết lý, làm giàu
5. Mark Zuckerberg, CEO - đồng sáng lập Facebook, về nguy cơ: "Rủi ro lớn nhất là chẳng đối mặt với rủi ro nào. Trong một thế giới đang thay đổi rất nhanh, chiến lược mà chắc chắn sẽ thất bại chính là tránh xa các rủi ro".
triệu phú, triết lý, làm giàu
6. Andrew Carnegie, tỷ phú - nhà sáng lập Carnegie Steel Company, về đầu tư: "Cách để trở nên giàu có là đặt hết trứng của bạn vào một rổ và rồi canh chừng chiếc rổ đó".
triệu phú, triết lý, làm giàu
7. Oprah Winfrey, dẫn chương trình, diễn viên, nhà đầu tư, về niềm tin: "Bạn trở thành điều mà bạn tin tưởng. Bạn đang ở đâu hôm nay trong cuộc đời mình là dựa trên tất cả những gì bạn đã từng tin".
triệu phú, triết lý, làm giàu

8. Thomas Edison, nhà phát minh, về thành công: "Hãy cho tôi thấy một người hoàn toàn hài lòng với bản thân và tôi sẽ cho bạn thấy một thất bại".
triệu phú, triết lý, làm giàu
9. Jeff Bezos, CEO, nhà sáng lập Amazon Inc., về tương lai: "Nếu bạn nghĩ đến kế hoạch dài hạn và sau đó bạn có thể thực sự đưa ra những quyết định tốt trong đời mà sẽ không phải hối hận về sau".

triệu phú, triết lý, làm giàu
10. J.P Morgan, nhà ngân hàng - đầu tư - tài chính, về động lực: "Một người đàn ông luôn có lý do để làm mọi việc: lý do tốt và lý do thực sự".
triệu phú, triết lý, làm giàu
11. Elon Musk, nhà sáng lập Paypal - Tesla Motors - SpaceX, về cuộc sống: "Tôi nghĩ lời khuyên tốt nhất và duy nhất là: luôn nghĩ về việc làm thế nào để thực hiện mọi thứ tốt hơn và hãy tự vấn chính mình".
triệu phú, triết lý, làm giàu
12. Sam Walton, nhà sáng lập Wal-mart, về khách hàng: "Chỉ có duy nhất một ông chủ, đó là khách hàng. Anh ta có thể sa thải bất cứ ai, từ chủ tịch tới nhân viên, bằng cách tiêu tiền ở nơi khác".
triệu phú, triết lý, làm giàu
  13. John Rockefeller, tỷ phú dầu mỏ - sáng lập Standard Oil Company, về cơ hội: "Hãy cố biến mọi thảm họa thành cơ hội".
(Theo Tri Thức)

Bạn Đã Biết Cách Viết Email Xin Việc?


Nộp hồ sơ xin việc qua e-mail đang là xu hướng phổ biến và được nhiều nhà tuyển dụng ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng nhận được hàng chục, thậm chí hàng trăm e-mail xin việc mỗi ngày. Làm thế nào để e-mail của bạn dễ gây thiện cảm và chú ý của nhà tuyển dụng nhất?  
Dưới đây là một số kinh nghiệm khi gửi e-mail liên hệ xin việc:  
Thông thường, có hai cách để gửi đơn xin việc qua e-mail:  
- Thứ nhất, viết thư xin việc ngay trong email và gửi kèm CV
- Thứ hai, viết e-mail có nội dung ngắn gọn, sau đó gửi kèm thư xin việc và CV  
Cách chọn địa chỉ e-mail
Bạn nên chọn cho mình một e-mail “nghiêm túc”, ví dụ như tranducviet@yahoo.com (hoặc @gmail.com) nếu bạn tên là “Trần Đức Việt”, hoặc một e-mail tương tự kiểu như thế để sử dụng khi xin việc làm cũng như sử dụng lâu dài trong quá trình làm việc sau này. Đừng sử dụng những e-mail kiểu nhoccodon@… kelangthang@… deptrai8x@… những e-mail như vậy sẽ gây mất thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên của Nhà tuyển dụng, đơn giản vì họ cảm thấy bạn không nghiêm túc.  
Phần chủ đề (tiêu đề) e-mail đầy đủ và rõ ràng
Viết tiêu đề e-mail với thông tin phù hợp mục đích và vị trí của bạn. Không được để trống dòng tiêu đề, hoặc dùng một tiêu đề chung chung như “xin chào”.
Hãy cho Nhà tuyển dụng nhận biết ngay mục đích e-mail của bạn tại ngay khi mở hòm mail, ví dụ: “Đơn xin ứng cử vào Vị trí Giám đốc Bán hàng”, như vậy bạn sẽ có cơ hội được xem xét ngay hoặc Nhà tuyển dụng dễ dàng tìm lại vào ngày hôm sau.  
Ghi thông tin liên lạc của bạn vào e-mail
Những thông tin liên lạc đến bạn đã có trong hồ sơ của bạn, nhưng điều đó lại đòi hỏi Nhà tuyển dụng phải mở file đính kèm để tìm những thông tin này. Thay vào đó, bạn hãy là ghi tất cả thông tin liên lạc của bạn trong phần chính của e-mail.
Việc điền thông tin liên lạc vào e-mail bảo đảm rằng bạn có thể được liên lạc lại hoặc liên lạc trực tiếp ngay cả đối với Nhà tuyển dụng có rất ít thời gian rảnh hoặc với những Nhà tuyển dụng có máy tính không thể mở được các định dạng file đính kèm của bạn.  
Đừng quên file đính kèm
Người ta hay quên gửi thêm những tài liệu như CV trong e-mail sau khi suy nghĩ và viết một cái thư dài. Hãy chắc rằng bạn nhớ file đính kèm, và nếu có thể, hãy kiểm tra để bảo đảm rằng nó có thể được mở mà không gặp khó khăn gì trước khi gửi đi.
Nhớ rằng nên gửi những file có định dạng chung dễ mở ở tất cả các máy tính, ưu tiên số 1 là định dạng PDF, số 2 là DOC (Word), nếu có nhiều file bạn muốn nén lại thì nên dùng .ZIP, đừng dùng .RAR (mặc dù có thể nén thành dung lượng bé hơn).  
Bày tỏ mong muốn có được sự liên hệ tiếp sau
Hãy viết trong e-mail của bạn mong chờ nhận được các thông tin phản hồi sớm và mong muốn có được sự liên hệ tiếp sau.
Bạn hãy chủ động gọi điện đển Nhà tuyển dụng vài ngày sau khi gửi e-mail. Những người phụ trách tuyển dụng thường cực kỳ bận rộn vì phải xem xét nhiều đơn xin việc. Việc tiếp tục liên lạc bằng cách gọi điện bảo đảm cho bạn không bị bỏ sót.  
Đọc lại e-mail và kiểm tra lỗi chính tả
Cẩn thận với phần ngữ pháp và chính tả nếu bạn muốn nhà tuyển dụng coi mình như một người chuyên nghiệp. Hãy đọc lại e-mail hoặc tốt hơn là nhờ một người khác xem giúp bạn kỹ càng trước khi bạn ấn nút “Gửi”.

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

 Những Chiêu Độc và lạ cho Microsoft PowerPoint



Microsoft PowerPoint tích hợp trong bộ Office là một phần mềm thông dụng nhất hiện nay dùng cho việc thuyết trình tại các cuộc hội thảo, giảng dạy... Nhưng PowerPoint 2013 vẫn còn có một số tính năng hấp dẫn mà nhiều người không biết.
Sáng tác truyện tranh
PowerPoint là một trong những công cụ giáo dục trực quan dễ sử dụng nhất. Nó là một trong những công cụ đơn giản nhất để làm sinh động câu chuyện của bạn. 
Một cuốn truyện tranh PowerPoint có thể là một tập hợp các bức ảnh tĩnh đi kèm ô lời thoại hoặc một cuốn sách sinh động với các đường dẫn và hình ảnh động. Bạn có thể tìm các video hướng dẫn trên YouTube như video dưới đây:

Viết tự truyện

PowerPoint có thể giúp bạn liệt kê ra những mục tiêu trong cuộc sống mà bạn đã hoặc chưa đạt được một cách sinh động và hấp dẫn. 
Bạn có thể cắt lấy những bức ảnh đại diện cho từng mục tiêu và dán chúng lên một tấm bảng thực, hoặc dùng PowerPoint để tạo nên một tấm bảng trực quan kỹ thuật số. 
Với một tấm bảng PowerPoint, bạn có thể thêm vào đó một chuỗi các hình ảnh – mỗi ảnh một slide – về các mốc sự kiện trong đời mình và tạo thành một slideshow với thứ tự hợp lý.

 Vẽ đồ họa vector 

PowerPoint là một công cụ rất hữu ích cho việc thiết kế biểu tượng hay biểu đồ vector. Mặc dù vẫn còn thiếu sự hoàn chỉnh như phần mềm Adobe Illustrator, nhưng bù lại nó hoàn toàn miễn phí. 
PowerPoint cho chúng ta một công cụ hỗ trợ minh họa hoàn hảo là Shapes. 
Các hình khối trong Shape có thể được kết hợp với nhau, nhập vào, tách ra, gộp nhóm, sắp xếp theo thứ tự, và tạo thành một biểu đồ thú vị.
 Bạn cũng có thể sử dụng các video hướng dẫn cho Adobe Illustrator để áp dụng vào Powerpoint. Dưới đây là một video hướng dẫn bạn cách để làm một logo hình phong bì bằng PowerPoint:

Thiết kế tờ rơi

Tạo ra các tờ rơi được thiết kế chuyên nghiệp bằng PowerPoint cũng rất dễ dàng. Tờ rơi giúp cho thông điệp của bạn được truyền tải rộng rãi và rõ ràng.
Nó có thể được dùng cho các hoạt động marketing, các hoạt động ngoài trời, các sự kiện và cả việc giảng dạy trên lớp nữa. Hãy bắt đầu thiết kế một tờ rơi bằng việc điều chỉnh kích cỡ của một slide đơn lẻ. 
Chúng ta thường có thói quen nhìn slide dưới dạng nằm ngang, trong khi tờ rơi có thể được in theo chiều dọc. Tờ rơi thường được làm theo bốn loại kích cỡ - nhưng thông dụng nhất là 8.5" x 11".
 

Bạn có thể tạo nên tờ rơi của mình bằng cách kết hợp các hình ảnh, chữ viết, và các hình khối trong PowerPoint. Ngoài ra, bạn có thể tìm thêm được rất nhiều mẫu tờ rơi trên Microsoft Office.


Làm cây phả hệ


PowerPoint SmartArt có thể được dùng để biểu diễn gia phả của gia đình bạn qua một cây phả hệ. Sử dụng các sơ đồ đơn giản là một cách nhanh chóng nhưng hiệu quả để giúp cho bọn trẻ thấy được mỗi quan hệ giữa các thành viên trong gia đình bạn.

Ngoài ra, cách này còn có thể được dùng như một công cụ hỗ trợ giảng dạy để thể hiện mối quan hệ giữa các loài sinh vật.
 


Bạn có thể lựa chọn từ nhiều mẫu sơ đồ có sẵn hay tự làm một mẫu sơ đồ mới. Dưới đây là tóm tắt các bước để làm một cây phả hệ bằng PowerPoint:
Đầu tiên nhấn vào tab Insert trên thanh công cụ, chọn Smart Art. Sau đó vào mục Hierarchy chọn Organization chart
Để đơn giản hóa sơ đồ cây, loại bỏ những ô mà bạn thấy không cần thiết bằng cách chọn ô đó và ấn Delete.

Phía trên cùng của một cây phả hệ thường có một ô và hai nhánh phía dưới. Đánh tên của người bố và người mẹ của đứa trẻ vào các nhánh tương ứng đó.

Thêm vào những nhánh phụ để thể hiện mối quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình bằng cách nhấn chuột phải vào một ô và chọn Add Shape và chọn Add Assistant.

Tiếp tục thêm tên của các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa họ để tạo thành một cây phả hệ hoàn chỉnh. Giống như bất kỳ công cụ vẽ biểu đồ nào khác trên PowerPoint, sơ đồ cây có thể được tùy chỉnh với bất kỳ màu sắc và phong cách nào. Sau khi hoàn thành, bạn có thể thêm một bức ảnh gia đình làm nền cho cây phả hệ của mình.

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Các Chức Năng của Hirent Boot



Hiren's Boot chia thành các mục riêng biệt để cho người dùng ko bị hoa mắt khi lạc vào mê hồn trận của nó - có trên 10 mục lớn à mỗi mục lớn có vô số các chương trình cùng loại với nhau.
Việc sử dụng đến 20% các phần mềm có trong này là một điều hiếm thấy vì ngay cả các vọc sĩ chuyên nghiệp cũng thường chỉ dùng đến tầm 10 chương trình là nhiều ( dùng thường xuyên ).Khái quát toàn bộ các chương trình có trong này - mục đích chính của chúng ta sẽ tuyển chọn ra các chương trình hay nhất để dùng vào các mục đích riêng của mỗi người .
I) Disk Partition Tools
+1) Partition Magic Pro 8.05
Cái này chắc mình ko phải nói nhiều vì nó gần như quá quen thuộc với bất cứ ai thích chia chác: Nó dùng để chia ổ mà KO MẤT DỮ LIỆU - đánh giá là số một hiện nay. Giao diện rất trực quan -> nhưng mà nhiều khi sự kết hợp nó với các chương trình khác ko phải là một điều tồi vì biết 2 hay 3 phần mềm cùng loại luôn hay hơn là 1 vì hiếm khi nó có vấn đề nhưng cũng thi thoảng xảy ra, lúc đó việc biết thêm các phần mềm khác phát huy tác dụng.
+2) Acronis Disk Director Suite 9.05
Có thể chia ổ nhưng mà ko thể Merge được
+3) Paragon Part Manager Server 7.0
Cũng chia ổ nhưng mà mình ko thấy chức năng Merge của nó đâu cả.
+4) Partition Commander 9.01
Mình rất chú ý đến thằng này ( nó có giao diện như Win ấy )
Phần Tool của nó có các chức năng Resize, Delete, Format, Copy, Validate, Hide, Convert FAT, NTFS, Boot Fixer .. nói chung thằng này khá đơn giản, dễ hiểu, hỗ trợ rất nhiều định dạng khác nhau. Ngoài các dạng phổ biến như FAT, NTFS, Ext2, Ext3, Swap, Reiser ( Linux ) còn có Fat-auto, HPFS, BeOS, Customize. 
Có chức năng quét ổ để xn có lỗi ko. Mình ko thấy chức năng Merge của bản trên DOS nhưng chắc là bản trên Win sẽ có cái này. Tốc độ của nó cũng ko nhanh lắm . 
Không hiểu sao mình ko dùng được chức năng Move của nó - vì mỗi lần dùng là nó báo lỗi đỏ lòe .
Trong menu Start của nó có Backstep Wizard đấy à đừng ai dại mà đụng vào - nó để delete ổ đấy ạ .
Nói chung n đánh giá thằng này 5 lạng nửa cân so với PQ Magic - nếu chăng chỉ kém chút cíu .
+5) Ranish Partition Manager 2.44
Cái này giao diện xanh lè như VC và NC ấy - chả thấy các chức năng nó đâu àmình nghĩ nó chỉ để dùng xn các Cylinder, Size … của HDD mà thôi vì khi dịch chuyển bằng các mũi tên qua các ổ các bác sẽ thấy thông tin của nó hiện ra trong ô chữ nhật phía dưới ( như kiểu lý lịch ấy ạ )
+6) The Partition Resizer 1.34
Nó có vài chức năng như:
_Resize/Move Partition
_Change Partition Cluster Size
_Partition Information 
_Exit
Khi chọn resize thì các thao tác khi thực hiện toàn dùng bàn phím để chia ổ như left, right, home, end, tab, shift … 
Nhưng được cái chia ổ bằng thằng cũng hay phết các bác ạ - nhanh ghê - tuy rằng nó ko có giao diện graphics.
+7) Smart Fdisk 2.05
Cái này chỉ có tạo ổ Primary, Logical, Delete, Boot Manager thôi - ít chức năng quá, đơn giản quá nhưng cũng ko phải đồ bỏ vì nó có chức năng test đĩa xn có bị lỗi gì hay ko - cũng được.
+8) Special Fdisk 2000
Cái này chỉ dùng để Boot Manager + Fdisk: chủ yếu dùng để chọn ổ nào để Boot ấy mà.
+9) Extended Fdisk
Cái này cũng có thể tạo HPFS, FAT … vài định dạng đơn giản.
+10) Gdisk 1.1
Mình dùng nó thấy nó báo fix mấy cái active mà ko active ổ.
+11) Free Fdisk
Vài chức năng:
_Creat Partition …
_Set active partition …
_Delete Partition …
_Display Partition Information 
+12) Delete Partition 
Xóa ổ - nó chỉ có mỗi chức năng ấy
II) Disk Clone Tools
+1) Image Center 5.6 ( trước là Drive Image 2002 )
Các bác đã biết đến nó với cái tên Drive Image 2002 nhưng nay nó đã bị bọn Symantec "thịt" mất rồi à chương trình backup dễ dùng nhất, tương thích phiên bản tốt - tốc độ nhanh - nén cũng khá tốt - giao diện trực quan 
+2) Ghost 8.3
Khi vào trong DOS sẽ thấy có bản Gh hỗ trợ USB, ghost ổ SCSI ( máy chủ ), Gh thường, Ghost tỉ lệ nén cao, Gh có hỗ trợ chẻ file ra 700 Mb để bắn CD ( hé hé hé - thằng này tiến bộ rồi à nó cho ngay vào đây chứ ko phải đi mò như trước, nếu mà ko có cái chức năng này thì còn lâu nó mới kịp Image Center và True Image bởi vì 2 chương trình này có cả phần chọn chẻ file ngay khi quá trình thực hiện mà ko cần phải có chương trình riêng)
Để chạy các file backup thì sau khi cho đĩa Boot vào - chạy chương trình backup - bỏ đĩa Boot ra - cho đĩa thứ nhất vào rồi Browse đến file đó - đợi nó thực hiện - hết đĩa nó sẽ bảo cho tiếp đĩa 2 vào - cứ làm vậy cho đến hết.
+3) Acronis True Image Enterprise Server 8.1.945
Thằng này rất tuyệt - nó mới được cho vào Hiren trong mấy version 7.x gần đây nhưng đã được đánh giá khá cao: Tốc độ cực nhanh - giao diện đơn giản, trực quan - dùng cho Newbie y như thằng Image Center 5.6 rất tốt.
+4) Partition Saving 3.10
Vài chức năng:
_Save an elnent
_Restore an elnent
_Copy an elnent
_Check a saving file
_Copy a saving file
Phần elnent để lưu vài cái như all sector, master boot record, first sector, partition table .. 
III) Antivirus
+1) F Prot Antivirus 
Thằng này quét khá phết - nhanh - giao diện trực quan - dễ dùng
+2) McAfee 4.4
Quá tốt, quét được >185000 loại virus + trojan …
Quét khá hay - chất lượng tốt - giao diện dễ vô cùng - tốc độ quét 160 GB mất chừng ~ 2h - khá lắm .
Chú ý: các bác khi click vào các chương trình này trong menu thì thì ngay sau đó cóa lựa chọn về thằng VC - các bác bỏ qua đừng làm gì nó , ko click zdì hết cứ để mặc nó. Nếu click vào là nó nhảy ngay vào VC chả làm ăn gì được nữa đâu.
IV) Recovery Tools
+1) Active@ Partition Recovery v3.0
Nó chán bỏ xừ - giao diện xanh như NC - mình chưa dùng đã bị treo, mà nhìn kỹ chả thấy chức năng gì - chỉ thấy cung cấp vài thông tin về HDD.
+2) Active Uneraser 3.0
Thằng này cũng xanh lè xanh lẹt như thằng trên - nó recover từ ổ này sang ổ kia nhưng mà chắc cũng chuối - mà chờ mãi ko được mình tắt luôn .
+3) Ontrack Easy Recovery Pro 6.10
Cái này đỉnh cao rồi khỏi bàn cãi - nó là lựa chọn Recovery số 1 à giá bán bản trên Win vào ngàn $ đấy các bác ạ - ko rẻ đâu - gần như là phần mềm đắt nhất trong đĩa Hiren , nhưng mà các bác chú ý cái NTFS nhé.
+4) Disk Commander
Cái này giao diện cũng thân thiện - rất dễ dùng - recovery dữ liệu cũng được.
+5) Test Disk 6.3
Cho biết vài thông tin của ổ đĩa - màn hình đen như DOS ấy. Nó cũng có thể change Type của ổ như FAT, NTFS.
+6) DiyData Recovery Disk Path 2.1.10
Cái này cho phép quét ổ sau đó các bạn có thể chọn từng ổ - để xn nó thuộc loại gì - có lỗi read / write hay ko. Nếu nó xuất hiện màu đỏ là lỗi .
Ngoài ra nó còn có chức năng Editor, có cả công cụ chuyển đơn vị như Hex sang Dec, Dec dang Hex … ( ko biết có ai thèm dùng hay ko ? )
Có cả backup và restore nhưng mà n ko hiểu lắm vì thấy nó ko giống backup thường mà chỉ backup nội dung sau:
Procedure will backup the Partition Table and the associated Boot Sector or LDM database.
+7) Prosoft Media Tools 5.0 v1.1.264
Thằng này Initializing lâu quá chờ sốt hết cả ruột . Nó có chức năng như File Recovery , Boot / Partition repair, Secure Wipe ( xóa vĩnh viễn để đảm bảo ko lấy lại được ), Format à giao diện xanh xanh trông chán phèo - nhìn qua list cóc thèm đi sâu thêm nữa .
+8) Lost and Found 1.16
Cái này cứu dữ liệu nhưng mà load lâu ơi là lâu à loại nó từ vòng gửi xe ( dù trước đây nó nổi đình nổi đám, nghe quảng cáo rất oách ) : thấy nó thua xa Easy Recovery và Get data back.
+9) Photo Rec 6.3
Cái này dùng để cứu các loại file như 7zip, asf, au, doc, eps, exe, bmp, gif và 1 vài loại khác
+10) Recover
+11) Undelete 0.83
Hai cái này chả thấy gì mà nó nhảy ngay vào R
V) Testing Tools
+1) RAM Testing Tool ( Mnory )
a) Doc Mnory 2.2b 
Dùng để test RAM xn nó có lỗi gì ko - kết quả của nó là Passed và Failed xuất hiện ở phía dưới bên phải màn hình ấy ạ - test xong xn thông báo tại đó. 
Cái này test hơi lâu - 512 MB nó test mất gần tiếng
b) Gold Mnory 5.07
Cũng để test RAM xn thế nào - có thể Manual test hay Quick test - cái bản này chưa đăng kí. Mấy chức năng ko xài được vì là Unreg Version ( bị đánh dấu hoa thị * )
Nó test lâu quá - để nó test rồi xuống ăn ốc - hết cả mấy đĩa ốc rồi chạy lên mà nó vẫn chưa xong ( 45 ' ) à mãi hết được 100% thì nó lại chạy tiếp 1 phần khác đoán mất ko ít time - tức mình cancel luôn. Biết vậy là đủ rồi .
c) Mntest86 + Ver 1.65
Mãi mà nó chẳng chạy - cứ xanh như kiểu cài XP ấy - bye nó luôn - time là vàng mà cứ đợi nó , đánh rơi nhiều gold quá 
+2) Speed Test
Nó cho biết các phần cứng như CPU, RAM, BIOS, Card …
Kết quả test RAM với kết quả:
Passed
Data Cache L1 ( 512 KB ) - 6015.23 MB/s
Mnory Throughout - 973.73 MB/s
Test ổ cứng được biểu đồ kiểu như thế này và vài thông số:
Random seek time: 10.11 / 15.54 ms
Track to track seek: 2.19 ms
Random access time: 16.35 ms
Bufferd read speed: 4792 KB/s
Và mấy cái khác nữa …
+3) PC Check 5.5
Cái này nhìn thấy có vẻ Pờ rồ ( Pro ) à nó check RAM, main, chip , FDD, HDD, Keyb, Mouse, Print ….
test thử chip ( Processor ) thấy nó passed hết - ngoài ra có mấy cái mà chip của ko có nên nó báo absent ( thiếu ) như AMD 64 Bit core, 3D! Now Extension.
_Main: cũng passed hết - may quá
DMA Controller
Systn Timer
Interrupts
Keyboard Controller
PCI bus
CMOS
chọn kiểu Test All
_ Test ổ cứng: ôi nhiều mục quá test sao xuể - chạy thử mấy cái thấy lâu quá - thôi chuồn 
Bác nào thích thì thử nhưng mà check ổ ngon rồi nên bỏ qua cái này ( Test bằng đĩa chuyên dụng - ke ke )
_Hic, đến phần Keyboard test ( má ơi ) tại hôm nọ tháo hết cả bàn phím ra để đi đánh xà bông cho nó sạch, tháo cả bảng mạch nhựa nên hôm nay nó chập quá - chết mất khối phím nhưng may mà chỉ liệt bên phải - bên phần gõ chữ thì vẫn ko sao . _Chuột test ngon
_Các cổng USB sức khỏe vẫn tốt..
Thế thôi nhé - có cái gì còn lại các bác test nốt .
+4) Ontrack Data Advisor
Nó test vài thứ như RAM, SMART check ( HDD ), Structure Partition , Surface Scan. Bọn này test nhanh lắm - đúng là Ontrack có khác - n test tí đã xong:
Kết quả:
SMART check: Unknow - hí hí tại n đang test con ổ cũ có vài GB thì sao mà có tích hợp sờ mát được .
90-Second Test: Passed
File Structure: Fail ( chắc t vừa Format nên nó ko có file nào để test nên nó mới báo thế )
Complete Surface Scan: Not Select
+5) The Trouble Shooter
thằng này gần hệt như thằng PC Check 5.5 - nó cũng test đủ thứ như main, chip, ram, hdd, keyboard, mouse… tuy nhiên có ít các mục đi sâu chit tiết hơn chút cíu .
+6) PC Doctor 3.0
Trùi ui - nó có nhiều menu kinh khủng gần như máy tính có cái gì nó có chức năng test cái đó .
Các menu đổ xuống dài dằng dặc, các chức năng test của nó đa dạng và đầy đủ nhất trong tất cả các phần mềm test PC.
Nó cung cấp cả Hardware Information để biết rõ về thông tin phần cứng.
+7) CPU-Video-Disk Test 5.6
Chả có gì - chán phèo .
+8) Test Hard Disk Drive 1.0
Nó test mỗi ổ cứng và cung cấp các thông tin về ổ cứng.
Tốc độ Test dao động trong tầm 15 - 50 MB/s tùy theo dung lượng ổ cứng - càng lớn tốc độ MB/s càng nhanh . Nhìn quá trình test qua giao diện đồ họa thấy nó cũng Pro.
Kết quả nó báo Errors: 0 à may quá 
VI) Hard Disk Tools 
+1) Hdd Regenerator 1.51
Nó mà check thì lâu chết đi được - tốc độ tầm < 1MB/s. Sau khi check nó sẽ cho biết ổ có mấy bad sector mà bao nhiêu trong số đó đã được recover ( nôm na là khoanh vùng ) để các bác dùng tiếp - thấy chỉ có vài bad sector thôi là các bác nên chuẩn bị ổ mới đi - kẻo "nhỡ" thì khổ vợ kon .
+2) Ontrack Disk Manager
Thằng này dùng để cài đặt nhận diện ổ cứng - sẽ bị mất hết dữ liệu . Nó cũng có thể phân vùng các ổ được - chức năng cũng gần như trên DOS à quá Basic, quá ít lựa chọn nhưng mà cơ bản. Ngày xưa thì dùng chứ bây giờ cũng chả dùng .
+3) Spinrite 6.0
Khi chọn các Partition các bác nhớ dùng dấu cách ( space bar ) nhé . Nhưng lại test trên cái ổ trắng nên nó chả Recovery được cái gì - tốc độ chậm lắm: 1 phút quét được tầm 100 MB ổ cứng.
+4) Active Kill Disk 1.1.1
Nghe tên đã thấy "ghê" - - kill -- nó xóa cả ổ cứng luôn. Vì thằng này nguy hiểm nên nó phải qua một đống thao tác xác nhận ( có cả bước gõ KILLDISK bằng chữ hoa để xác nhận )
+5) H Dat2 4.04
Các chức năng sau:
_Drive level test menu: + check and repair bad sector
+ check bad sector only
+ wipe drive …
Phần check có 3 màu: xanh da trời - vàng - đỏ tương ứng với OK - Warning - Bad
Dính kiểu nào đn màu ra so sánh là biết ngay 
_File level test menu
_Device Information 
_SMART ….
Vài cái khác nữa….
+6) HDD SMART Viewer
Cho biết các thông tin về ổ cứng : Tên, Dung lượng, Primary, Slave, Serial, Buffer…
+7) Victoria 3.33
Loay hoay một hồi từ F1 à F9 thấy nó chả nhảy gì cả: INIT cứ báo Err - tức mình bỏ qua. nó có chức năng test tốc độ mình chưa mò ra vì có các mốc thời gian ( đa số là ms ) ở menu bên phải .
+8) Seagate Tool
+9) Western
+10) Maxtor
+11) Fujitsu
+12) Samsung
+13) IBM
Đây là các công cụ tương ứng dành cho các ổ cứng của mỗi hãng khác nhau, đang test con Fujitsu:
Quét SMART, outer/inner area, buffer write, read test… thấy nó báo OK
Nếu quick test ko lỗi các bác có thể dùng chức năng Comprehensive test để quét kỹ hơn ( xuất hiện bảng lựa chọn cái này sau khi quick test )
+14) GW Scan 3.15
Quick test
Extented test
….
Extended test nên chạy thử - xong thấy báo pass: Okie - vẫn còn ngon .
+15)Excel Stor's Estest
Nó cóc chạy
+16) Norton Disk Editor
Toàn Hex y như Win Hex 12 - chả dám nghịch ^_<
+17) Norton Disk Doctor
Chủ yếu là Diagnose Disk và Surface Test
chạy thử cái Surface Test thấy nó có thể cho các kết quả như:
Used Block
Unused Block
B: Bad Block
= : Block being tested
Test xong thấy ko dính cái bad nào .
+18) MHDD
Nó có mấy lệnh y hệt như lệnh trong DOS ấy
VD: MHDD>Smart, Fdisk, Eraser, Config, PCI Scan, SCSI Information, Scan à thử chạy Scan Parameter thấy time out của nó là 240 (s)
VII) Systn Information Tools 
+1) AIDA - Sys Information Tool 2.14
Cho biết các thông tin về CPU, Main, Chipset, BIOS, Mnory Size, Video Adapter, Monitor, Sound, PCI Audio, Adaptor, PCI device…. à 44 chi tiết đủ các loại = cách ấn F5 để dịch chuyển qua các số.
+2) PCI AGP Information 
Thông tin về thiết bị cắm qua cổng PCI và card đồ họa 
+3) Systn Analyser
Phân tích thông tin hệ thống, cổng, chuột, cpu, dos version, bios…
+4) Navratil Software Systn Information 0.586
Có phần Detail cho biết thông tin về chip, video, mnory, bios, drive, os, port …
Test Printer, Speaker..
Cái test loa có 1 đoạn nhạc hay phết - nghe rất quen nhưng nhất thời vẫn ko nghĩ ra đó là bài zdì ? ( nghe hơi có mùi "chưởng" )
+5) Astra Systn Information 
Cũng là cung cấp các thông tin phần cứng - ấn F10 để xn các menu
+6) HW Infor
Thằng này ít thông tin quá - chỉ có main, card, drive, FDD và vài cái vớ vẩn.
Test CPU, nhiệt độ chip, điện áp.
+7) PC Config 9.33
Thằng này lỗi ko check được.
+8) Syscle 2.46 Beta 7
Có những cái sau: CPU/BIOS , IDE/SCSI , video, speed, CMOS …. test thử thấy thông số sau:
CPU: 1818 MHz
Video Speed: 13556 char/sec
HDD access: 9.23 ms Average Seek
Transfer: 869.02 KB/s
Syscheck Rating: 1067.0 Sys chks
+9) CPU Identify Utility
+10) CTIA CPU Infor 
Hai cái này cái lỗi, cái ko chạy - cóc test nữa .
VIII) File Manager
+1) Volkov Commander 4.99
Thằng này hay hơn cái NC là nó có hỗ trợ NTFS à toàn dùng nó để quản lý file, copy, paste, del… mỗi khi Win bị lỗi ko vào được.
+2) Dos Commander Center
Thằng này giống hệt VC - chả khác chó gì
+3) File Wizard
Cũng tương tự nhưng khác VC chút cíu - nhiều mục lựa chọn hơn 1 tí nhưng mà quản lý cũng khó hơn vì cái giao diện F1-F9 lại treo ngay trên đầu .
+4) File Maven
Giống thằng File Wizard - chả khác mấy
+5) Fast Lynx
Nó có mấy chế độ nhưu
Split Screen mode - chẻ đôi ra hai cửa sổ kiểu VC
Form mode, Command mode, Configuration, Diagnostic à rất chuối, chả thấy các menu chức năng đâu. Ngay cả Split Screen cũng thấy khó chỉnh bỏ xừ à mò 1 lúc mới thấy Change Dir là F2 à nó viết tắt CHDIR làm n nhầm là check disk - thế mới chuối. Lúc đầu loay hoay Alt + F1 có được .
+6) Lap link
Cái này có thể Copy, move, del được, có thể change cái Skin trắng đen để thành màu sắc khác được. Cái này hình như có Moderm thì có thể có mạng trong này nhưng mà ko có nên cóc Test được.
+7) DOS Navigator
Cái này y chang như VC nhưng có màu xám.
+8) Mini Windows
Trong phần này sẽ có Windows 311 - cái Win cổ lỗ sĩ này quá cũ rồi chức năng chả có gì - thà dùng VC còn hơn là dùng nó.
Cái đáng chú ý trong phần này là các phiên bản Hiren gần đây đã bổ xung thằng Win98 vào với các phiên bản 98 khác nhau vô cùng phong phú - Win98 đã có thể xn được cả các ổ NTFS, tích hợp 7Zip để ta có thể giải nén các file RAR, Zip …
Quản lý cực kì tiện lợi - hay hơn VC nhiều. 
Có các loại Win 98 sau:
Win98 RAM Setting: tùy mức độ RAM mà các bác chọn loại hình Win98 - nó có 7 mức RAM tất cả à RAM 512 chọn mức 5 hay 6 là okie chứ 7 đòi trên 700 MB RAM chịu ko nổi 
Nhưng mà n thấy dù n có chọn 1, 2, 3 hay 4 thì thấy chức năng cũng thế - chả biết tại sao ?
Win 98 - này ko thể truy cập ổ CD đâu nhá .
Tiếp theo là các phiên bản 98 có hỗ trợ NTFS và Win98 thường -- loại thường chắc < 100 MB RAM
IX) MBR Tools
Các công cụ ở đây lieenm quan đến Master Boot à cái này hay dính nếu các bác cài linux và win lẫn với nhau. 
X) BIOS and CMOS Tools
Các công cụ về BIOS và CMOS à chả dùng.
XI) Multimedia Tools
+1) Picture Viewer
+2) Quick View Pro
He he he - lúc đầu tưởng nó chỉ xn được 256 màu là kịch kim ko ngờ bọn này trên DOS mà xn được True Color như trên Win ấy - Kool wa'
+3) Mpx Play Music Play
Hí hí hí à nó chơi nhạc MP3 trên DOS hay đáo để , 
Không biết các bác ra sao chứ cảm thấy rất xúc động mỗi khi nghe nhạc trên DOS. Cũng bài ấy nhưng nghe trên DOS thấy nó hay và ý nghĩa hơn hẳn nghe trên Win với các chương trình WMP, Winamp, JetAudio. 
Ôi cái cảm giác lần đầu nghe nhạc trên luôn làm bồi hồi mỗi khi nhớ lại .
XII) Password and Reg Tool
+1) Active Pass Change XP, NT, 9X, 2000
Cái này có thể change pass Win hoặc xóa Pass của Win một cách nhanh chóng - test với XP chỉ mất chưa đến 30 giây cho thao tác .
Giao diện từng phần-các bước rõ ràng, đơn giản à chỉ chọn mấy số 1,2,3 theo hướng dẫn là okie ( các bác nhớ dấu cách chính là đánh dấu chọn thay cho ta hay dùng chuột để chọn trên win ấy )
+2) Offline Pass NT Change
N test nó báo:
IDE: Failed Opcode wan unknown rồi treo im re
Cái này trước có trên mấy báo tin học như Echip, LBVMT, Thế Giới @ nhưng mà các thao tác của nó nếu vừa nhìn báo vừa làm thì okie - làm lại ngay thì cũng okie nhưng mà chỉ để tầm 2 tháng ko làm lại là lại quên béng mất à nên ko khoái thằng này mà hay dùng thằng Active phía trên. 
+3) Registry Viewer / Editor 4.2
N chạy nó nhảy ngay vào ổ R ( ram ) vì ổ cứng cóc có win nên nó chả xn, edit được gì .
XIII) NTFS / Ext2 Tools
+1) NTFS DOS Professional 5.0
Chạy nó chả thấy gì ngoài cái check disk và danh sách FDD, CD
+2) NTFS 4 DOS
Chạy thì nó liệt kê ra 3 ổ: 2 ổ FAT32, 1 ổ NTFS à hết vị
+3) Paragon Mount Everything
Nó xác định có 1 ổ NTFS à hết
( Bọn Paragon có cái backup trên win chạy cũng hay phết - các bác thử mà coi )
+4) EditBINI 
Dùng để chỉnh sửa boot.ini của Win ( kể là NTFS cũng "chấp" luôn )
+5) NTFS DOS ( Read Only )
Cóc chạy
XIV) Other Misc Tool 
+ 1) Ghost Walker
test nhưng chưa biết chức năng của nó là gì ( cũng là của Symantec )
+ 2) DOS CD Roast
Cái này y như trình soạn thảo văn bản NotePad ấy - cũng có menu và lệnh tương tự, có thể save được vào trong máy
+3 +4 +5) Universal TCP/IP Network 
Cho biết card mạng và 1 loạt các Enable cho Mouse, CD, NTFS, Time out
XV) DOS
Các bác tự xài đi - cái này ko nói các bác cũng thừa biết .
Vậy qua một loạt các phần mềm đã giới thiệu thì chúng ta sẽ thấy hoa mắt chóng mặt nhưng mấu chốt của ta chỉ là chọn ra các phần mềm tốt nhất trong số đó và phù hợp với chúng ta để tận dụng được sức mạnh của Hiren's Boot.
Bảng kết luận như sau:
1) Backup toàn bộ 1 phân vùng or HDD
Image Center 5.6 hay Acronis True Image Enterprise Server 8.1.945 ( ko dùng Ghost )
2) Chia ổ, chuyển định dạng FAT, NTFS, Ext2, Ext3
Partition Magic Pro 8.05
3) Cứu dữ liệu bị xóa, format nhầm:
Ontrack Easy Recovery Pro 6.10
4) Test RAM
Doc Mnory 2.2b hoặc Gold Mnory 5.07
5) Ổ cứng:
Test Hard Disk Drive 1.0
GW Scan 3.15
Norton Disk Doctor ( đừng nhầm với Editor nhé )
Hdd Regenerator 1.51
Và các chương trình của chính hãng :
Seagate Tool
Western
Maxtor
Fujitsu
Samsung
IBM
6) Thông tin hệ thống:
AIDA - Sys Information Tool 2.14
7) Quản lý file:
Mini Windows 98 và VC ( Volkov Commander 4.99 )
8) Xn ảnh True Color:
Picture Viewer 1.94
Quick View Pro 2.56
9) Nghe nhạc mp3:
Mpx Play Music Play 1.53
10) Change Pass - Xóa Pass
Active Pass Change XP, NT, 9X, 2000
11) Diệt Vitrus
McAfee 4.4
12) DOS

"" sưu tầm""

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

http://www.levelonenetwork.com/username/autocad-2013-tutorials/


Autocad 2013 Tutorials

Tutoring



Great AutoCAD 2013 Video Tutorials


AutoCAD 2013 TutorialsLearn Autodesk AutoCAD 2013 and its basic features from scratch with our CAD 2013 tutorials. This is a video series of "Learning AutoCAD 2013 Tutorials" by Easycad4you, which tries to provide you with a full free course of AutoCAD 2013 video tutorials online.

These AutoCAD 2013 video tutorials will help you learn from zero and are intended to give you a solid understanding of AutoCAD software and speed up your learning process.

These AutoCAD 2013 videos are ideal for beginners and for those who are in need of been able to work comfortably with Cad. It has been designed to be easy to follow and understand for beginners. Although is based on AutoCAD 2013 it is also applicable to AutoCAD 2011, AutoCAD 2012 and AutoCAD 2014.
"Learning AutoCAD 2013 Tutorials"
by Easycad4you

01- Learning Autocad 2013 Tutorials #1: Introduction.
In this video we introduce you to the AutoCAD interface; the screen or environment you encounter once you open CAD.
http://t.co/oozL9qvBh9

02- Learning Autocad 2013 Tutorials #2: Drawings and Templates
With this Autodesk AutoCAD 2013 video Tutorials you will learn about drawings and templates. You will see how to set up your own template, set the units and limits in your drawing and work with multiple drawings. You will learn how to protect your work if AutoCAD crashes and use the automatic saving features & drawing recovery manager. We will go deeper in the drawing interface and will show you the options window to control AutoCAD settings. You will learn the difference in object selection techniques, how to start a new drawing and rename it, how to save in an older version to share with others and several other details.
http://t.co/maTZ4NuHx3

03- Learning AutoCAD 2013 Tutorials #3: Introduction to Drawing
Learn the basics of AutoCAD drawing. In this tutorial you will see the different data entry methods and ways to start drawing with AutoCAD 2013. It explains how to enter numerical data in CAD with absolute, relative, polar and direct entry. Also explains how to use hyphens or dashes, the space bar, feet and inches symbols and the proper way to enter those units in CAD. At the very end it provides a homework to do on your own.
http://t.co/Z4bcBtEhLf

AutoCAD 2013 Tutorials04- Learning AutoCAD 2013 Tutorials #4: Basic Drawing Aids.
With this Autocad 2013 tutorials you will understand how to use Snap, Grid, Ortho, Polar Tracking, Object Snap, Object Snap Tracking and Dynamic Input in Autodesk AutoCAD 2013. Combining these drawing aids with their equivalent function keys and drawing markers you will learn how to start drawing fast and accurate. This AutoCAD 2013 video tutorials lesson shows the advantage of using drawing aids in an architecture environment and include exercises step by step.
http://t.co/mTLltkww8m
05- Learning AutoCAD 2013 Tutorials #5: Drawing on Your Own
Learn how to draw in AutoCAD using this step by step exercise to draw a desk in AutoCAD 2013, a drawing software from Autodesk . The tutorial is based on the basic entry methods as well as the most common drawing aids like grid, ortho mode, snap, polar tracking, object snap and dynamic input. This is a practice exercise to wrap up all the methods and concepts from our 4 previous tutorials of this series. Here you can see and follow on your own the step by step creation of a desk drawing.
http://t.co/1vJEmVXjij

06- Learning AutoCAD 2013 Tutorials #6: Basic Commands.
This AutoCAD 2013 tutorial briefly explains Polyline, rectangle, circle, donut, arc and ellipse commands. Also teaches how to use these while drawing a facade in elevation for Architecture. Learn and practice at the same time with this step by step exercise.
http://t.co/y6Zbgsev8E

07- Learning AutoCAD 2013 Tutorials #7: Move, Copy and Mirror
This tutorial consider commands Move, Copy and Mirror in Autocad 2013. It shows how to use them while modifying objects in Cad 2013. This is the 7th tutorial of the series Learning AutoCAD 2013 and consider also most of the options of each one, like displacement, array, fit and some others. To learn cad for free, follow our step by step tutorials and learn in just a few days.
http://t.co/TRYzvrwq7E

AutoCAD 2013 Tutorials08- Learning AutoCAD 2013 Tutorials #8: Array, Rotate, Stretch.
Learn AutoCAD 2013 and the basic features of commands Array, Rotate and Stretch. In this tutorial we explain how to rotate objects clockwise and counterclockwise by using the correct angle. Also you will learn how to Array objects and the difference between polar and rectangular arrays. And you will understand how to stretch objects in CAD. Learn to draw from scratch with our tutorials even if you are not related to Architecture or Engineering. With this Autodesk software you will be able to draw amazing things on your own. Don't let AutoCAD to defeat you, you can get a basic understanding of these commands and some of its several options even if you are a beginner or are not familiar with Cad at all.
http://t.co/27snjBj5y2
09- Learning AutoCAD 2013 Tutorials #9: "Offset, Trim and Extend".
This one explains commands Offset, Trim and Extend but additionally provides an exercise to initiate a real house project. We will draw together a residential project from the basics of using the most common commands to the creation of blocks, dimension and text styles, passing through the printing process and ending with a 3D model to create a presentation of the project. This video's intent is to provide you with the hands on in a real case scenario so you learn how to apply AutoCAD to daily drawing tasks.
http://t.co/U5MVI7KlDZ

10- Learning AutoCAD 2013 tutorials #10: Creating and Using Blocks.
In this AutoCAD 2013 tutorial you will learn how to create, insert and use blocks. Learn to draw and practice with this exercise which includes entering blocks in the layout of a floor plan step by step. This tutorial is a key step in the completion of a House Project from scratch to 3D. By the end of this video you will feel comfortable creating, using the properties and inserting blocks in autocad.
http://t.co/sjAkuKsS0t

11- Learning AutoCAD 2013 Tutorials #11: "Palettes and Layers"
During this video you'll learn about PALETTES and LAYERS and will see how to use them. You will see step by step how to create, modify, lock, freeze and work with layers. You also will receive a briefing on the tool palettes. This tutorial is aimed to teach you important concepts used in the drawing process with Autocad mostly for Architectural discipline although is also used for Engineering, MEP and others.
http://t.co/ZTKrgnwOy3

AutoCAD 2013 Tutorials12- Learning AutoCAD 2013 tutorials #12: Modifying Blocks and Design Center.
Learn how to use AutoCAD 2013 free for beginners with our tutorials. During this video you'll see how to use the Design Center and modify existing blocks using the block editor or the editing blocks in place option.
http://t.co/83LmIpzqtG
13- Learning AutoCAD 2013 tutorials #13: Introduction to Annotations.
During this video, first you will have the option to practice adding objects to complete the kitchen in our house project and then you'll have an introduction to annotations, which includes the use of text, dimensions, leaders, symbols, etc. We will discuss the basic concepts to use and understand proper annotations for the creation of our construction documents.
http://t.co/KxQxi42sZT

online university

CAD Tutorials:
Autocad Architecture 2014 Features
http://www.levelonenetwork.com/username/autocad-architecture-2014-features/

10 Best Revit Architecture 2012 Tutorials
http://www.levelonenetwork.com/username/10-best-revit-architecture-2012-tutorials/

10 Best Autocad 2011 Tutorials
http://www.levelonenetwork.com/username/10-best-autocad-2011-tutorials/


(in Arabic)

22 Best Autocad Architecture 2011 Tutorials In Arabic... تعليم الأتوكاد المعماري ...
http://www.levelonenetwork.com/username/22-best-autocad-architecture-2011-tutorials-in-arabic/

20 Best Revit Architecture 2011 Tutorials In Arabic... تعليم الريفيت المعماري ...
http://www.levelonenetwork.com/username/20-best-revit-architecture-2011-tutorials-in-arabic/

For More AutoCAD Tutorials: http://www.sketch-plus.com/CAD_Tutorials/index.html

Make Your Day a Great Day!

FarajB

Faraj Balousha
http://www.FarajB.com

PS: Free Video... Learn how to earn up to
$300 per day with 3 simple steps here:
http://www.NetPowerIncome.net

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

8 lời khuyên khi bạn muốn tự lắp ráp máy tính


Lần đầu tiên bao giờ cũng để lại nhiều ấn tượng. Và nếu bạn đã từng tự tay lắp ráp một chiếc máy tính cho mình, chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ quên những trải nghiệm của lần đầu thực hiện công việc này.
Bạn đã phải tốn không ít thời gian và đổ mồ hôi để có một hệ thống hoàn chỉnh. Cho dù cuối cùng bạn cũng thu được thành quả là một chiếc máy tính hoạt động tốt, tuy nhiên bạn vẫn cảm thấy công việc lắp ráp thật không đơn giản.

Xin bạn đừng lo lắng bởi đây là điều tất nhiên. Giống như nhiều thứ khác, lắp ráp máy tính là một kỹ năng đòi hỏi phải có tính kiên nhẫn, thời gian, và trên tất cả là sự luyện tập để có thể thuần thục. Thế nhưng thành quả thu được luôn rất xứng đáng với công sức bạn bỏ ra, dù những bước khởi đầu có đôi chút gian nan.

Bài viết này không phải bài hướng dẫn lắp ráp máy tính theo từng bước. Bởi nếu bạn đã tự lắp ráp máy tính trước đây, chắc hẳn bạn đã hình dung được những việc cơ bản cần làm. Những lời khuyên sau đây chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiến hành công việc một cách hiệu quả hơn.

1. Nghiên cứu, nghiên cứu và nghiên cứu.

Bước quan trọng nhất của việc lắp ráp máy tính lại là công đoạn xảy ra trước cả khi bạn bắt đầu cầm tua - vít lên tay. Đó là bước chuẩn bị ban đầu để đảm bảo bạn sắm đủ linh kiện hợp lý. Bạn cần đầu tư nhiều thời gian vào việc nghiên cứu khảo sát thị trường linh kiện máy tính, tìm hiểu các thành phần liên quan và chắc chắn rằng những thứ bạn muốn mua đều tương thích với nhau.

Dưới đây là một số câu hỏi bạn cần ghi nhớ trong đầu:
Nếu bạn định mua một bộ vi xử lý Intel, liệu nó có tương thích với bo mạch chủ mà bạn đang cân nhắc?
Liệu khe cắm RAM trên bo mạch chủ và DIMM có tốc độ tương ứng để giảm tình trạng nút thắt cổ chai?
Liệu bo mạch chủ có đủ các cổng cho các thiết bị ngoại vi bạn tính mua hay không?
Nếu bạn nghĩ có thể sau này sẽ cần nâng cấp máy, liệu bạn đã để dành chỗ cho việc mở rộng chưa? Chẳng hạn như khoang ổ đĩa, khe cắm, v..v..
Liệu bộ nguồn bạn muốn mua có đủ công suất vận hành toàn bộ phần cứng khác không?

2. Nối đất.

Cơ thể bạn rất dễ bị tích điện đặc biệt là khi bạn làm việc trong một căn phòng trải thảm hoặc ngay cả khi bạn vừa đi qua một tấm thảm để tới nơi bạn tiến hành lắp ráp máy tính. Lực tĩnh điện có thể chỉ khiến bạn cảm thấy bị giật nhẹ nhưng lại đủ sức phá hỏng phần cứng máy tính. Để an toàn, hãy giải phóng tĩnh điện khỏi cơ thể bạn trước khi chạm vào bất cứ thứ gì. Một số bộ công cụ sửa chữa máy tính có vòng chống tĩnh điện đeo cổ tay, bạn có thể trang bị cho mình nếu muốn. Tuy nhiên, có một cách đơn giản hơn đó là bạn chỉ cần chạm vào một thứ gì đó bằng kim loại đặt dưới đất.

3. Giữ lại túi.

Vẫn liên quan đến vấn đề tĩnh điện: chúng ta thường có xu hướng ném đi mọi thứ không cần thiết khi tiến hành bóc vỏ, đập hộp các linh kiện để chuẩn bị quá trình lắp ráp. Tuy nhiên, những chiếc túi chống tĩnh điện (chẳng hạn như chiếc túi chứa bo mạch chủ) rất đáng giữ lại. Dù cho bạn chỉ dùng chúng để chứa linh kiện tạm thời trong quá trình lắp ráp hay giữ lại dùng lâu dài thì những chiếc túi này vẫn giúp bạn bảo vệ các linh kiện bạn đã bỏ tiền ra mua.

4. Chuẩn bị tinh thần dành nhiều thời gian hơn dự tính.

Mọi thứ luôn có vẻ đơn giản khi bạn nhìn vào thành phần trong hộp hoặc đọc tài liệu hướng dẫn. Thế nhưng, chúng có thể trở nên phức tạp một cách bất ngờ khi bạn thực sự bắt tay vào lắp ráp. Chẳng hạn như bạn sẽ phải tốn thời gian loay hoay khi bị rơi một con ốc vào thùng máy, khi thanh DIMM không gắn chặt như bạn nghĩ, hoặc khi mò mẫm với đống dây nối loằng ngoằng. Ngay cả những chuyên gia cũng đôi lúc gặp khó khăn, vì vậy đừng kỳ vọng mọi thứ mượt mà từ đầu đến cuối.

5. Chuẩn bị kẹp gắp.


Dụng cụ quan trọng nhất bạn cần có khi tiến hành lắp ráp máy tính đó là chiếc tua - vít. Tuy nhiên, có một thứ cũng rất cần thiết mà bạn nên chuẩn bị đó là kẹp gắp ba cạnh. Nếu như đầu chiếc tua - vít của bạn không nhiễm từ hoặc ngay cả khi nó có thể hút như nam châm, bạn vẫn có khả năng đánh rơi con ốc vào xó xỉnh nào đó trong thùng máy, ít nhất là một lần trong cả quá trình lắp ráp. Lúc này, chiếc kẹp gắp - dụng cụ có ba cạnh linh hoạt và kích cỡ nhỏ hơn ngón tay bạn - sẽ giúp bạn lấy được con ốc ra khỏi nơi mà tay bạn không thể thò vào. Dụng cụ này đi kèm trong phần lớn các bộ công cụ máy tính.

6. Lắp bộ nguồn trước.

Hãy lắp bộ nguồn vào thùng máy trước khi bạn tiến hành lắp những thứ khác. Một khi bạn đã lắp các thứ như bo mạch chủ, quạt, ổ đĩa, v.v.. vào thùng máy trước, bạn sẽ gặp khó khăn khi nhận ra không còn khoảng trống để đưa bộ nguồn vào. Bạn nên đặt bộ nguồn vào chỗ trước sau đó sắp xếp các dây nối riêng rẽ trong khi lắp tiếp những thứ khác. Việc sắp xếp dây nguồn có thể hơi tốn công, nhưng như thế còn hơn là nhận ra bạn không thể luồn bộ nguồn qua bộ tản nhiệt trên CPU, để rồi phải tháo ra lắp lại từ đầu.

7. Suy nghĩ kỹ trước khi đưa linh kiện vào thùng máy.

Hãy tính toán và lắp đặt mọi thứ có thể ở bên ngoài trước khi đưa vào thùng máy. Điều này sẽ giúp bạn có nhiều không gian hơn để thực hiện những việc đòi hỏi thật tỉ mỉ như lắp bộ vi xử lý và bộ tản nhiệt vào bo mạch chủ. Tùy thuộc vào cấu trúc bo mạch chủ của bạn và thiết kế phần cứng, việc này có thể bất khả thi, tuy nhiên nếu bạn có thể lắp trước bên ngoài thì sẽ rất tiện lợi. Trường hợp bạn có vỏ tháo rời hoặc giá đỡ cho ổ cứng, ổ SSD hay ổ đĩa quang, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn nếu có thể lắp đặt từ bên ngoài rồi mới gắn vào thùng máy.

8. Đừng mất tinh thần.

Tự lắp ráp máy tính là công việc không quá khó khăn một khi bạn quyết tâm thực hiện. Tuy rằng sẽ có lúc bạn gặp trục trặc, nhưng bạn đừng vội nản chí bởi lẽ ngay cả những người thành thạo cũng có khi mắc lỗi cơ bản như: quên nối cáp nguồn, đấu nhầm dây, v.v.. Ngay cả khi bạn biết chính xác những gì mình làm, bạn vẫn dễ gặp rắc rối hơn bạn tưởng (chẳng hạn như công đoạn lắp bộ tản nhiệt cho bộ vi xử lý Intel có thể khiến tất cả mọi người phát điên). Thế nhưng, hãy kiên nhẫn và giữ vững tinh thần, thành quả thu được sẽ xứng đáng với công sức bạn bỏ ra. Không ai có thể hoàn hảo ngay từ đầu, nhưng cảm giác khi nhấn nút Power và theo dõi chiếc máy tính bạn tự tay lắp ráp khởi động sẽ cực kỳ tuyệt vời.
 
( nguồn :  http://www.itvn360.com )

Cẩm Nang Dựng PC


Dù dự định bỏ ra vài triệu hay vài trăm triệu đi chăng nữa, việc đầu tiên bạn cần làm vẫn là xác định mục đích sử dụng, từ đó mới có hướng dựng case thích hợp. Ví dụ:
- Case văn phòng: cấu hình chỉ cần đủ dùng. Nếu dư dả thì thay vì nâng cấu hình, bạn có thể đầu tư vào SSD, màn hình lớn (hoặc 2 màn hình) để theo dõi, xử lý số liệu tốt hơn…
- Case chơi game: cấu hình càng mạnh càng tốt.
- Case làm đồ họa: cấu hình cũng phải càng mạnh càng tốt nhưng hướng build, cân đối linh kiện khác với case chơi game.
Có thể bạn dùng máy với nhiều nhu cầu cùng lúc (ví dụ làm đồ họa + chơi game), nhưng vẫn phải xác định nhu cầu nào được ưu tiên cao nhất, từ đó cân đối và đề ra hướng build hợp lý.
Nắm rõ hiệu năng linh kiện
Muốn xây dựng cấu hình chính xác, phù hợp nhất với nhu cầu và quan trọng hơn là không bị mua hớ, bạn cần nắm rõ hiệu năng các linh kiện đang bày bán. Ví dụ: chip Core i3 2100 mạnh hơn Intel Pentium G860 bao nhiêu phần trăm, trong tác vụ gì, hiệu năng đó có đáng với chênh lệch giá hay không… Điều này đặc biệt quan trọng vào các thời điểm sản phẩm công nghệ mới ra mắt, các cửa hàng cố đẩy hàng cũ lỗi thời đi càng nhanh càng tốt nên tư vấn rất “nhiệt tình”.
Thực tế việc này không khó như bạn tưởng, bởi ngay khi có sản phẩm mới ra mắt các testlab đều nhanh chóng review đánh giá, so sánh hiệu năng với sản phẩm cũ. Đối với 2 thành phần quan trọng nhất là CPU và VGA họ còn tổng hợp lại thành biểu đồ so sánh cụ thể nữa.
So sánh hiệu năng 2 CPU bạn có thể tham khảo: http://www.anandtech.com/bench/CPU/2
So sánh hiệu năng các VGA bạn có thể tham khảo: http://www.techpowerup.com/
Màn hình
Đây là thành phần bạn nên xác định đầu tiên khi build máy. Màn hình càng lớn, tính sử dụng càng cao cả về giải trí lẫn làm việc. Tuy nhiên bạn cần lưu ý việc cân đối giữa màn hình và bộ case. Đối với game, màn càng to, độ phân giải càng cao thì chơi càng “phê”, càng sướng nhưng đồng thời hệ thống phải xử lý nhiều hơn, khung hình kém hơn (trong khi màn hinh đắt lên thì hầu bao dành cho case lại bị giảm). Các tác vụ thiết kế cũng vậy: màn hình to tiện hơn rất nhiều cho công việc, nhưng hệ thống cũng phải hoạt động nặng hơn, hiển thị nhiều hơn. Các tác vụ văn phòng, nghe nhạc xem film nhẹ nhàng thì không bàn.
Theo tôi đối với các máy tính dành cho game và thiết kế, màn hình chiếm từ 1/5 đến 1/4 số tiền là hợp lý.
Một số thông số chính bạn cần lưu ý khi chọn mua màn hình:
- Kích thước (inch) và độ phân giải: càng cao càng tốt.
- Độ tương phản động: thường là vài triệu đến chục triệu : 1. Thông số này không cần quan tâm.
- Độ tương phản tĩnh: thường là vài trăm đến hơn một nghìn : 1. Thông số này càng cao càng tốt.
- Thời gian đáp ứng (ms): thông số này càng nhỏ càng tốt.
- Dải màu: thông số này càng cao càng tốt.
- Góc nhìn: thông số này càng cao càng tốt.
Bo mạch chủ: chọn sản phẩm tính năng đủ dùng
Lấy ví dụ điển hình nhất là thế hệ CPU socket 1155 hiện nay của Intel có đến 4 loại bo mạch chủ hỗ trợ: H61, B75, H77, Z77 (H67, P67, Z68 đã bị B75, H77, Z77 thay thế nên tôi không nhắc đến nữa). Một số tính năng hữu dụng mà người dùng cần chú ý khi lựa chọn chúng:
- H61 là dòng main phù hợp với đối tượng phổ thông nhất: chỉ có 2 khe RAM, không có giao tiếp USB 3.0 và SATA3 6Gb/s (các main H61 có cổng này đều dùng chip chuyển). Linh kiện thiết kế cho các CPU từ Core i3 trở xuống, một số main linh kiện tốt có thể cắm đến Core i5.
- B75 phù hợp với đa số người dùng: 4 khe RAM, 1 cổng SATA3 6Gb/s, 4 cổng USB 3.0, giao tiếp PCI-Express 3.0 mới nhất. Linh kiện thường thiết kế phù hợp cắm CPU từ Core i5 trở xuống.
- H77: so với B75 có thêm 1 cổng SATA3 6Gb/s, tính năng Quick Sync (convert video cực nhanh bằng iGPU), RAID nhiều ổ cứng. Linh kiện thiết kế gắn được Core i7.
- Z77: so với H77 thêm tính năng ép xung các CPU dòng K.
Ngoài ra mỗi hãng cũng có các tùy biến đối với sản phẩm của mình, như main ASRock B75 Pro3-M lại có đến 3 cổng SATA3 6Gb/s (nhờ chip chuyển lấy băng thông từ khe PCI). Tùy vào nhu cầu và CPU bạn nên lựa chọn bo mạch chủ phù hợp, đủ dùng và không lãng phí, tránh các trường hợp như không có ý định ép xung mà vẫn mua main Z77.
Bộ nhớ RAM: lựa chọn xung nhịp và dung lượng phù hợp
Đầu tiên là vấn đề xung nhịp: các bộ xử lý Sandy Bridge Core i3 và Pentium G chỉ hỗ trợ xung nhịp RAM đến 1333 MHz, cắm các kit 1600 là lãng phí (trừ khi bạn có ý nâng cấp sau này). Nếu đang dùng bộ xử lý Sandy Bridge từ Core i5 trở lên hoặc Ivy Bridge, bạn nên lựa các kit RAM 1600 MHz vì hiệu năng so với 1333 MHz cũng đáng kể. Từ 1866 MHz trở lên giá rất đắt nhưng hiệu năng không tăng nhiều.
Tiếp đến là dung lượng. Nếu chỉ sử dụng tác vụ văn phòng, 2 GB RAM và hệ điều hành 32 bit nhìn chung đáp ứng tốt nhu cầu của bạn. Tuy nhiên tôi vẫn khuyên mọi người nên trang bị 4 GB RAM và dùng hệ điều hành 64 bit vì windows 7 64 bit quản lý tài nguyên tốt hơn 32 bit.
Nếu là game thủ, chắc chắn bạn sẽ cần đến bộ nhớ RAM ít nhất 4 GB (có thể lên 8 GB nếu dư dả). Đối với các máy tính làm đồ họa dung lượng nên từ 16 GB trở lên vì các tác vụ này rất ngốn RAM.
CPU và VGA
Đây là 2 thành phần quan trọng nhất quyết định hiệu năng hệ thống. Lựa chọn CPU và VGA tương xứng với nhau là việc rất quan trọng, nếu không sẽ gây ra tình trạng “nghẽn cổ chai” mà nhiều bạn vẫn hay lo sợ. Tùy nhu cầu sử dụng, tiêu chí lựa chọn sẽ khác nhau:
- Case văn phòng: chỉ cần các bộ xử lý cỡ Pentium G là đủ, cùng lắm là Core i3, từ Core i5 trở lên sẽ rất lãng phí. Đồ họa onboard đã thừa sức hiển thị hình ảnh, nhưng card đồ họa rời sẽ hiển thị chữ sắc nét hơn nên nếu bạn đầu tư một VGA rời cỡ 1,5 triệu cũng vẫn hợp lý.
- Case chơi game: theo kinh nghiệm của tôi, bạn nên chọn VGA giá đắt gấp đôi CPU sẽ cho hiệu năng tương xứng nhất. Ví dụ Celeron G550 (945.000 VNĐ) đi với GT 640 (khoảng 2.050.000 VNĐ); Pentium G860 (1.530.000 VNĐ) đi với HD 7770 (khoảng 3.100.000 VNĐ); Core i3 3220 (2.750.000 VNĐ) đi với HD 7850 hoặc GTX 660 (khoảng 5.800.000 VNĐ)… Ngoài ra các game hiện nay mới chỉ tận dụng được không quá 4 luồng xử lý (thông thường là 2 hoặc 3) nên dù có dư dả bạn cũng nên trang bị đến Core i5 là dừng, dồn tiền cho VGA thay vì Core i7 sẽ hiệu quả hơn.
- Case làm đồ họa: đối với các case học & làm đồ họa thông thường (không phải workstation), bạn nên đầu tư vào CPU thật mạnh. Trái với game các tác vụ dựng hình này tận dụng đa luồng tốt nên công nghệ siêu phân luồng Hyper Threading phát huy tác dụng rất mạnh. Ví dụ giữa Xeon E3-1230 V2 4 nhân 8 luồng (giá 5.250.000 VNĐ) và Core i5 3570 4 nhân 4 luồng (4.820.000 VNĐ), con chip Xeon cho hiệu năng render cao hơn đáng kể. Ngoài ra các bộ xử lý AMD 4 nhân, 6 nhân, 8 nhân cũng đáng để mắt đến. Tuy hiệu năng mỗi nhân kém hơn Intel rất nhiều nhưng bù lại số lượng nhân nhiều hơn và giá rất mềm nên chúng là lựa chọn cực kì sáng giá cho các bạn sinh viên hay kĩ sư túi tiền eo hẹp. Điển hình như 2 chip AMD 8 nhân FX-8120 (giá 3.490.000 VNĐ) và FX-8150 (4.580.000 VNĐ) là 2 CPU có p/p cực ngon đối với tác vụ làm đồ họa, được giới render, encode đánh giá cao.
Ổ đĩa DVD
Đã rất lâu rồi tôi không dùng đến đĩa cài dù nhu cầu công việc buộc tôi phải cài đặt phần mềm liên tục. Mọi thứ đều có thể download từ trên mạng, cài windows đã có USB. Vậy nên hãy cân nhắc kĩ nhu cầu sử dụng ổ đĩa DVD để tránh lãng phí không cần thiết.
Ổ cứng
Có 2 vấn đề đáng lưu tâm khi lựa chọn ổ cứng. Thứ nhất là giá giữa các mức dung lượng: giá giữa các ổ 250 GB, 320 GB và 500 GB chênh lệch rất ít, bạn nên cân nhắc lựa chọn. Lấy ví dụ Western Digital Blue lần lượt là 1.150.000, 1.280.000 và 1.360.000 VNĐ.
Điều thứ hai: cố gắng tránh dùng các ổ cứng dòng Green để cài hệ điều hành (như Western Digita Green hay Seagate Green). Các HDD tiết kiệm điện năng này có tốc độ chậm hơn ổ 7200 vòng/phút thông thường, chỉ phù hợp làm ổ lưu trữ. Nếu miễn cưỡng cài hệ điều hành lên, bạn sẽ thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đơ máy khi copy hoặc giải nén file.
Ngoài ra còn một lời khuyên nữa mà tôi hay nhắc rất nhiều trong thời gian gần đây vì tính hữu ích của nó: nếu đã thỏa mãn về hiệu năng, bạn nên cân nhắc đầu tư một chiếc SSD cài hệ điều hành và ứng dụng.
Bộ nguồn
Điều đầu tiên tôi muốn gửi gắm đến độc giả về việc chọn nguồn: tránh xa các thương hiệu “đình đám” Geat Wall, Goldenfield, Vicom, Coolerplus, Orient, Super Deluxe. Dù hệ thống của bạn rất tiết kiệm điện chăng nữa cũng hãy trang bị tối thiểu nguồn Acbel 350W (giá 400.000 VNĐ). Bộ nguồn là trái tim bơm điện năng đến toàn hệ thống. Một trái tim khỏe sẽ giúp các linh kiện còn lại ổn định và bền bỉ hơn.
Vấn đề thứ hai: dường như người dùng Việt hay bị ám ảnh bởi vấn đề công suất nên hay trang bị nguồn quá thừa. Đối với các hệ thống chạy VGA rời không nguồn phụ hoặc đồ họa tích hợp, bộ nguồn 350W là quá đủ (400W là cùng nếu bạn vẫn còn lo sợ); VGA 1 nguồn phụ chỉ cần 450 -> 500W; VGA 2 nguồn phụ cần nguồn 550 -> 600W; và phải chạy nhiều VGA bạn mới cần đến bộ nguồn 700W trở lên.
Vỏ case
Vỏ case nên tương xứng với phần còn lại của hệ thống (hay chính xác hơn là với số tiền bạn dự định bỏ ra để lắp máy). Nếu cấu hình của bạn hiệu năng mạnh, tỏa nhiều nhiệt, một thùng máy lưu thông khí tốt và vẻ ngoài hầm hố sẽ rất cần thiết. Ngược lại nếu vẫn còn phải vật lộn với việc build máy vì cấu hình chưa đủ thỏa mãn, một bộ vỏ Vicom hay Goldenfield giá 300 ngàn đổ lại có lẽ là lựa chọn hợp lý hơn cả. Đó là lời khuyên dựa trên tiêu chí cân đối hợp lý các thành phần hệ thống. Nếu là người có nhu cầu thẩm mĩ cao hơn hiệu năng, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn case đẹp, khủng dù cấu hình chưa đủ mạnh. Miễn là bạn cảm thấy hài lòng.
 Các yếu tố bạn cần chú ý khi lựa chọn vỏ case: Khối lượng (vỏ nặng sẽ ít rung), đế cao su chống rung hay không, độ dày của thép, khả năng hỗ trợ VGA và tản nhiệt CPU (độ dài VGA và chiều cao tản nhiệt), độ rộng khoang giấy dây (nếu có), khả năng lưu thông khí.
 
( nguồn : http://www.itvn360.com )